Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Nếu như bạn đã và đang trải qua thời kỳ chăm trẻ nhỏ, chắc chắn bạn sẽ không quên những lần bé bị sốt. Sốt không phải là triệu chứng cũng không phải là bệnh. Sốt là một phản ứng bình thường của cơ thể khi bị nhiễm khuẩn (virus hay vi khuẩn) nào đó. Hầu hết các cơn sốt từ 37.8oC đến 39oC (100 đến 104oF) mà trẻ mắc phải đều không nguy hiểm nếu được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, có nhiều bậc cha mẹ vẫn luống cuống mỗi lần con bị sốt. Vậy hãy bổ sung thêm 7 điều sau đây mà có thể bạn chưa biết về sốt ở trẻ nhỏ để có thể bình tĩnh xử lý mỗi khi trẻ bị sốt.
Sốt bắt đầu từ 38oC
Nếu như bé của bạn thức dậy với đôi má ửng đỏ, da bé đang tỏa nhiệt. Để đủ chắc chắn bạn cặp nhiệt độ cho bé và thấy nhiệt độ của bé là 37.8oC. Lúc này bạn sẽ nghĩ liệu đã nên cho bé uống thuốc hạ sốt hay tốt hơn là hỏi ý kiến bác sĩ? Câu trả lời là không nên cho trẻ dùng thuốc vì thậm chí bé còn chưa đủ điều kiện để gọi là bị sốt.
Con bạn có thực sự bị sốt không?
Ngay cả đối với trẻ sơ sinh thì nhiệt độ cơ thể dưới 38oC cũng chỉ đơn giản là một biến thể của 37.8oC. Nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh cũng giống như nhiệt độ cơ thể của người lớn, cũng có thể tăng nhẹ vì nhiều lý do, có thể từ việc tắm nước ấm gây nên.
Ngay cả vào những thời điểm khác nhau trong ngày thì nhiệt độ cơ thể cũng khác nhau, chẳng hạn nhiệt độ cơ thể thường tăng cao vào cuối buổi chiều và lúc sáng sớm. Vì vậy, trừ khi nhiệt kế chỉ 38 độ hoặc cao hơn thì bạn mới nên xem xét tới việc giảm sốt cho bé.
Sốt do vi khuẩn khác với sốt virus
Một lý do cha mẹ có khuynh hướng lo lắng khi mức thủy ngân lên tới con số mà họ nhầm lẫn giữa nhiệt độ sốt virus với mức sốt nghiêm trọng do vi khuẩn.
Theo bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Arkansas, Carrie Brown thì sốt virus xảy ra khi cơ thể chống lại bệnh do virut gây ra, có thể là một bệnh đường ruột, bệnh cúm, hoặc cảm lạnh thông thường.
Sốt virus có xu hướng giảm dần trong vòng ba ngày. Kháng sinh không có hiệu lực đối với các bệnh do virus gây ra.
Còn sốt do vi khuẩn thường xảy ra khi cơ thể phản ứng với một nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như nhiễm trùng tai (có thể do vi khuẩn hoặc virus), nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc viêm phổi do vi khuẩn. Nhiễm trùng do vi khuẩn ít phổ biến hơn so với virus – và được quan tâm nhiều hơn, bởi vì chúng có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng nếu không được điều trị. Kháng sinh được chỉ định để sử dụng cho các bệnh do vi khuẩn gây ra.
Nếu bé sốt kéo dài trên ba ngày thì lúc này là thời điểm bạn nên đưa bé tới gặp bác sĩ.
Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, sốt là khẩn cấp
Nếu bé dưới 3 tháng tuổi bị sốt từ 38 độ trở lên thì bạn cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để cấp cứu.
Gọi bác sĩ ngay lập tức, và chắc chắn rằng báo với bác sĩ biết rằng bé nhà bạn chưa được 3 tháng tuổi. Nếu dịch vụ y tế là không có sẵn, hãy đưa bé đến ngay phòng cấp cứu, thậm chí ngay cả khi nửa đêm. Không dùng thuốc hạ sốt (trừ khi là chỉ định của bác sĩ) – bạn nên thông báo với bác sĩ bất kỳ triệu chứng mà bé gặp phải trước khi kiểm tra kỹ
Với trẻ dưới 3 tháng tuổi thì sốt là một trường hợp khẩn cấp
Có hai lý do cho sự cấp bách này. Đầu tiên, theo bác sĩ Brown giải thích thì lớp bảo vệ tế bào giữa các mạch máu và hệ thống thần kinh trung ương ở trẻ sơ sinh là rất mỏng. Điều này có nghĩa rằng khi bé bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn, vi khuẩn có thể “vượt qua” hàng rào này và gây ra nguy hiểm.
Lý do thứ hai theo như bác sĩ Tyeese Gaines, ở phòng cấp cứu New Jersey thì các bé nhỏ tuổi thường không có các dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng như các bé lớn. Thật đáng sợ khi nghĩ về điều đó, một đứa trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng máu thì không có một triệu chứng điển hình nào.
Nếu bé bị sốt do virus, thì bạn không cần phải lo lắng bé bị nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là bạn không thể phân biệt được bé đang bị sốt do vi khuẩn hay sốt virus bằng mắt thường. Vì lý do này, các em bé bị sốt cần được xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định liệu có bé có bị nhiễm trùng do vi khuẩn và xem cột sống để có phải là bị viêm màng não.
(còn tiếp)
Minh Hường
(Theo babycenter)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam