1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

7 điều cần lưu ý khi cho con uống sữa đậu nành

Khi bé từ 12 tháng tuổi trở lên mẹ đã có thể cho bé bắt đầu làm quen với sữa đậu nành. Tuy nhiên, khi cho các bé uống sữa đậu nành, mẹ nên chú ý một số điều sau đây.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Có thể nói sữa đậu nành là loại sữa rất tốt cho sức khỏe của bé yêu. Trong sữa đậu nành có chứa rất nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe của trẻ. Nếu như trong đậu tương tươi có chứa 15% thành phần tạo huyết tương thì trong sữa đậu nành có tới 30%. Bởi vậy, cho bé uống sữa đậu nành hàng ngày có thể giúp hỗ trợ cho sự phát triển trí não ở trẻ nhỏ. Đậu nành và sữa đậu nành thích hợp cho những trẻ em mẫn cảm với đồ ăn ngọt. Ngoài ra, loại sữa này có thể nâng cao sức đề kháng ở trẻ nhỏ. Trong sữa đậu nành còn chứa rất nhiều chất có lợi và 5 loại chất chống ung thư.

Khi bé từ 12 tháng tuổi trở lên mẹ đã có thể cho bé bắt đầu làm quen với loại sữa mát lành, giàu dinh dưỡng này. Tuy nhiên, khi cho các bé uống sữa đậu nành, mẹ nên chú ý một số điều sau đây:

Không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống sữa đậu nành

Độ tuổi phù hợp nhất để trẻ có thể uống sữa đậu nành một cách khỏe mạnh là khoảng 1 tuổi. Trong sữa đậu nành có hàm lượng mangan khá cao và mangan là một chất độc gây ảnh hưởng cho thần kinh, nên nếu trẻ quá nhỏ – tức là dưới 6 tháng tuổi – vì chưa phát triển hoàn thiện về mặt thể chất nên không thể xử lý được.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ phù hợp với sữa mẹ, còn sữa đậu nành có hàm lượng mangan cao gấp 50 lần hàm lượng mangan trong sữa mẹ nên sẽ không phù hợp. Nếu cho bé uống sữa đậu nành trong giai đoạn này, bé sẽ bị ảnh hưởng đến thần kinh cũng như hệ tiêu hóa.

Không nên cho bé uống sữa khi đói

Sữa đậu nành mặc dù tốt nhưng nếu cho bé uống khi đói, khi dạ dày trống rỗng thì nó sẽ làm cho các protein trong sữa bị biến đổi thành nhiệt lượng tiêu thụ trong cơ thể và mất tác dụng dinh dưỡng.

Nếu bé muốn uống sữa khi đói, bạn nên cho bé ăn kèm một số thực phẩm giàu tinh bột với sữa đậu nành như bánh mỳ, bánh ngọt,… để cơ thể được hấp thụ hoàn toàn các chất dinh dưỡng.

Không uống sữa đậu nành sống

Nhiều mẹ tự làm sữa đậu nành cho cả gia đình cùng uống, tuy nhiên lại vô tình cho con uống sữa đậu nành sống vì nghĩ nó có lợi. Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men Trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài… thậm chí ngộ độc. Bởi vậy, hãy chỉ cho bé uống sữa đậu nành khi đã được đun sôi kỹ, như thế mới tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé.

Hiện nay, trên thị trường có xuất hiện nhiều công cụ giúp chế biến sữa đậu nành và có kèm theo lời giới thiệu là có thể uống mà không cần đun sôi. Tuy nhiên, trên thực tế thì nhất định phải đun sôi sữa rồi để nguội và mới cho trẻ uống. Khi đun sữa nên để sôi một lúc chứ không nên thấy sữa vừa sôi thì lập tức tắt bếp đi. Khi sữa sôi thì nhiệt độ chỉ khoảng 80 – 90 độ C mà thôi và nhiệt độ này chưa đủ để phá hủy hoàn toàn các độc tố. Vì vậy, cách tốt nhất là nên giảm nhỏ lửa và tiếp tục đun sôi sữa khoảng từ 5 – 10 phút sau đó rồi mới tắt bếp.

Không đánh trứng vào sữa đậu nành

Một số bà mẹ thường nấu món canh sữa đậu nành, đậu phụ, trứng và cà chua cho con ăn bởi nghĩ rằng như thế là tố, tuy nhiên, sự thật là điều này rất có hại cho sức khỏe của bé. Lý do là vì ở nhiệt độ cao, sữa đậu nành và trứng sẽ bị kết tủa, mặc dù món canh nổi vân lên rất đẹp nhưng nó lại không tốt chút nào. Chất kết tủa được tạo ra từ trứng và sữa đậu nành sẽ làm cho cơ thể còn chưa hoàn thiện của bé hấp thụ kém đi, ngoài ra, còn làm mất đi những chất dinh dưỡng vốn có trong sữa đậu nành và trứng.

Không cho bé uống sữa đậu nành quá nhiều

Mặc dù sữa đậu nành tốt và có lợi cho sức khỏe của bé, nhưng nếu bé uống sữa đậu nành quá nhiều sẽ bị chứng khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do không hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng trong sữa, khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng xấu. Các chuyên gia của trường Đại học Y Harvard (Mỹ) khuyến cáo trẻ em chỉ nên uống 1 – 2 ly sữa đậu nành mỗi ngày.

Không uống sữa đậu nành để thay thế hoàn toàn cho sữa bò, sữa công thức hay sữa mẹ

Nhiều bà mẹ nghĩ rằng sữa đậu nành có rất nhiều vitamin và khoáng chất, đủ để con không cần phải uống thêm bất kỳ một loại sữa nào khác. Tuy nhiên, thực tế là, trong đậu nành có ít protein, vitamin A, folate, canlci và kẽm hơn so với sữa bò, và đặc biệt chúng không có chứa vitamin B12. Sữa đậu nành không thể thay thế hoàn toàn cho sữa bò, sữa công thức hay sữa mẹ.

Nếu bé thích uống sữa đậu nành hơn hẳn so với các loại sữa khác, bố mẹ nên bổ sung cho con nguồn vitamin B12 và calci từ các nguồn thực phẩm khác như phomai, sữa chua, bông cải xanh, kiwi, hải sản…

Kiểm tra xem bé có bị dị ứng với sữa đậu nành không

Sữa đậu nành mặc dù rất tốt nhưng không phải bé nào cũng có thể dung nạp được loại sữa mát lành này. Mẹ nên kiểm tra xem bé có bị dị ứng với sữa đậu nành hay không bằng cách cho bé uống và quan sát biểu hiện của bé. Nếu thấy bé có dấu hiệu mệt mỏi, nổi mẩn thì nên dừng lại, không cho bé tiếp tục uống loại sữa này nữa.

G.H

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức liên quan
So sánh dưỡng chất có trong sữa mẹ và sữa bò

So sánh dưỡng chất có trong sữa mẹ và sữa bò

Gợi ý cách bảo quản và rã đông sữa mẹ đúng cách để bảo toàn dưỡng chất

Gợi ý cách bảo quản và rã đông sữa mẹ đúng cách để bảo toàn dưỡng chất

Giá sữa bầu các loại phổ biến nhất trên thị trường bao nhiêu tiền ?

Giá sữa bầu các loại phổ biến nhất trên thị trường bao nhiêu tiền ?

Phương pháp nấu cháo cho bé ngon mà không mất chất dinh dưỡng mẹ cần biết

Phương pháp nấu cháo cho bé ngon mà không mất chất dinh dưỡng mẹ cần biết

7 loại bột ăn dặm cho trẻ dị ứng sữa bò mà vẫn đủ các dinh dưỡng thiết yếu

7 loại bột ăn dặm cho trẻ dị ứng sữa bò mà vẫn đủ các dinh dưỡng thiết yếu

7 thực phẩm lợi sữa mẹ nên ăn mỗi ngày

7 thực phẩm lợi sữa mẹ nên ăn mỗi ngày

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất