Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Co giật
Nếu bé nhà bạn thường xuyên co giật khi ngủ trong thời gian đầu mới sinh ra, bạn không cần thiết phải quá lo lắng. Theo các bác sĩ, đây là hiện tượng co giật vô hại bỏi bé vẫn chưa kiểm soát được giấc ngủ, hiện tượng này xảy ra là do hệ thống thần kinh của trẻ sơ sinh phát triển chưa hoàn chỉnh. Mẹ sẽ nhận ra rằng chứng co giật biến mất khi em bé tỉnh lại vì vậy không cần phải quá hoang mang và lo lắng.
Chỉ khi bạn thấy trẻ khó thở, mặt chuyển sắc xanh, xám hoặc co giật mạnh, kéo dài hơn 5 phút, lúc này bạn mới cần phải đưa con đi gặp bác sĩ ngay lập tức bởi có thể hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của bé.
Da vàng
Chắc chắn bà mẹ nào cũng muốn con mình sinh ra trắng trẻo và hồng hảo, tuy nhiên, mẹ cũng không cần phải quá lo lắng khi thấy da em bé của bạn màu vàng sẫm. Hiện tượng này không phải là hiếm và trong khoa học, nó có tên là carotenemia do cơ thể trẻ có nhiều chất beta-carotene. Carotenemia không ảnh hưởng đối với người lớn nhưng lại xảy ra với trẻ sơ sinh nếu hấp thụ quá nhiều beta-carotene. Ngoài vấn đề da vàng, trẻ còn có thể bị chảy nhiều mồ hôi ở mũi, lòng bàn tay và lòng bàn chân cho cơ thể có nhiều beta-carotene. Hiện tượng này sẽ dần mất đi khi trẻ lớn lên.
Táo bón
Táo bón là một vấn đề rất thường xuyên đối với các em bé sơ sinh ở những năm tháng đầu đời. Không ít bà mẹ phải lo lắng vì 5 ngày liền em bé mới sinh của họ không đi ị. Tuy nhiên, lý do trẻ gặp khó khăn trong việc đi đại tiện vì trẻ chưa biết kiểm soát cơ vòng hậu môn và các cơ chứa phân trong trực tràng. Đó là lý do tại sao trẻ thường đỏ găng hết mặt mũi và có cái mặt “đần thối” khi chuẩn bị đi ị.
Mẹ chỉ cần lo lắng khi quan sát thấy phân của trẻ có dạng viên và bé không đi ị hàng ngày trong tháng đầu tiên. Đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề hiếm gặp khi các dây thần kinh không kiểm soát được trực tràng.
Nghẹt mũi và thở thất thường
Nếu trẻ sơ sinh bị ngạt mũi hay hơi thở thất thường, chắc chắn bà mẹ nào cũng sẽ rất lo lắng và kết luận rằng con mình đã bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, sự thật là trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi trong những tuần đầu sau sinh có thể là kết quả của việc đào thải hoóc-môn estrogen qua đường mũi. Đó là hoóc-môn người mẹ chuyển cho em bé trong tử cung và khi cho con bú. Tình trạng này sẽ giảm sau 2 tháng và đến tháng thứ 6, khi mũi của em bé tăng gấp đôi kích cỡ, nghẹt mũi sẽ gần như biến mất.
Tuy nhiên, nếu trẻ thở khó khăn, bụng hoặc ngực bị móp lại khi thở, đó có thể là dấu hiệu suy hô hấp. Lúc này, bạn cần đưa trẻ đi khám sức khỏe ngay.
Ngực của các bé trai to
Đây cũng là một dấu hiệu không hiếm đối với các bé sơ sinh. Nếu mẹ quan sát, trong những tháng đầu tiên, cả bé trai và bé gái đều có cơ thể bụ bẫm, cũng bởi vì vậy mà cả ngực bé trai và bé gái đều phát triển. Sự thật là estrogen chính là thủ phạm gây ra hiện tượng này. Trong giai đoạn mang thai, lượng estrogen của người mẹ tăng đột biến và khi sinh ra cả bé trai và bé gái vẫn còn lượng estrogen được nhận từ mẹ ở trong người. Khoảng 50% các bé trai và bé gái gặp hiện tượng này và sau 1 – 3 tháng hiện tượng này sẽ biến mất. Bởi vậy, mẹ đừng nghĩ đó là một căn bệnh gì nhé. Trừ khi ngực của em bé trở nên sưng, đỏ, cơ thể nóng sốt, hãy đưa trẻ đi gặp bác sĩ vì trẻ có thể bị nhiễm trùng.
Nước dãi có máu
Nước dãi có máu là hiện tượng mà bất cứ ông bố bà mẹ nào khi nhìn thấy con mình mắc phải cũng đều hoang mang và lo sợ. Rõ ràng khi thấy nước dãi có máu, ai cũng sẽ suy luận rằng trẻ bị chảy máu từ bên trọng hoặc do sữa mẹ có vấn đề.
Tuy vậy, hiện tượng này lại không đáng lo ngại như bạn nghĩ. Đó có thể là do núm vú của mẹ bị nứt, chảy máu và em bé của bạn đã bị dính máu của mẹ khi ngậm núm vú bú mẹ. Mẹ chỉ cần lo lắng khi trẻ ói mửa ra một lượng máu lớn, hoặc bị nôn ra máu. Hãy gọi bác sĩ ngay để được khám chữa kịp thời.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam