Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Có lẽ nhiều người đề cập đến những khó khăn khi sinh con nhiều hơn mà không nhắc đến những vấn đề mẹ sau sinh sẽ phải đối mặt khi bắt đầu phải cho con ti sữa. Dưới đây là những điều rất nhiều mẹ có nguy cơ gặp phải trong lần đầu nuôi con, có lẽ càng nắm rõ được tình hình thì các mẹ sẽ tự tin và có tinh thần tốt hơn để tìm cách xử lý đúng đắn giảm bớt đau đớn trên cơ thể mình và cho con bú tốt hơn :
1. Tụt núm vú
Đầu vú bình thường trước khi mang bầu có thể tụt vào trong hoặc có kích thước hơi nhỏ, tuy nhiên điều này là bình thường vì khi có bầu hoc môn sẽ khiến đầu vú nhô cao lên và to hơn, sẵn sàng để bé dễ dàng tìm và bú sữa. Tuy nhiên, nếu đầu vú tụt sâu vào trong ngay cả khi đã mang thai thì là dấu hiệu bất thường, hiện tượng tụt núm vú này sẽ khiến mẹ bị tích sữa, tắc tia sữa và viêm tuyến sữa sau khi sinh con.
Giải pháp chữa tụt núm vú: Trong thai kỳ, thai phụ cần chăm sóc bầu vú cẩn thận, lau rửa đầu vú sạch sẽ bằng nước sạch mỗi ngày. Sau khi sinh, mẹ cần massage đầu ngực hàng ngày bằng dầu dừa, dầu gấc hoặc các loại kem bôi chuyên dụng để đẩy đầu ngực ra bên ngoài.
2. Căng tức ngực, tức sữa
Chỉ sau vài ngày sinh em bé, mẹ có thể cảm thấy nóng, nặng và cứng căng tức ngực, điều nà là do sữa bắt đầu tiết ra, ống lympho tuyến vú và mạch máu căng lên chèn vào tuyến vú làm tia sữa bị nghẽn lại, đôi khi có cảm giác vú nổi cục, nếu sữa vẫn tiết ra thì là hiện tượng căng sữa bình thường. Mẹ chỉ cần hút bớt sữa ra, nếu đầu vú đau thì dùng tay nắn nhẹ vắt sữa ra để đầu vú giảm bớt áp lực. Căng tắc sữa có thể khiến ngực phồng lên và cứng khiến trẻ khó bú mẹ. Tuy nhiên vài ngày sau hiện tượng này có thể sẽ hết và bé sẽ bú mẹ bình thường.
Giải pháp: Nếu căng tức ngực, đau, có thể dùng bơm hút sữa hoặc cho trẻ lớn hơn, khỏe hơn bú ngay từ lúc mới tắc, vú sẽ mềm dần. Cho con bú thường xuyên và dùng tay massage ngực thường xuyên trước khi cho con bú giúp tan các chỗ nổi cục trên ngực và sữa mẹ về nhiều hơn, ngực dần mềm ra nhanh hơn.
3. Tắc ống dẫn sữa
Tắc ống dẫn sữa là khi sữa không thoát ra ngoài được. Bạn có thể sẽ cảm thấy một cục cứng ở trên ngực, đau nhức và xuất hiện vài nốt đỏ. Nếu bạn có kèm theo sốt và đau nhiều hãy đi gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.
Giải pháp: Khi bị tắc ống dẫn sữa tốt nhất là bạn nên nghỉ ngơi đầy đủ (nhờ sự giúp đỡ của gia đình để chăm con) và thử dùng khăn ấm để xoa bóp nhẹ nhàng quanh ngực nhằm kích thích sữa chảy ra ngoài. Có thể sử dụng lược chải bầu vú theo hướng từ trên xuống để các tuyến sữa được thông.
Tư thế cho con bú đúng và tập ngậm núm vú đúng cách sẽ giúp cho mẹ xử lý được những vấn đề phát sinh do tắc tia sữa hiệu quả, mẹ sẽ khó chịu và căng thẳng nhưng sữa mẹ có kháng sinh tự nhiên nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
4. Viêm vú
Viêm tuyến vú do vi khuẩn ở ngực sẽ khiến các mẹ đau nhức và sốt, ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe, đây cũng là vấn đề gây ra từ việc mẹ bị tắc ống dẫn sữa kéo dài, sữa bị ứ trệ trong ngực không thoát ra ngoài. Viêm vú không nhiễm trùng sẽ nhẹ hơn dạng viêm vú nhiễm trùng. Dù tình trạng khá phổ biến sau vài tuần sau sinh tuy nhiên nếu không được điều trị sớm thì sẽ biến thành áp-xe vú trong vòng 48 – 72 giờ.
Giải pháp: trước hết phải cải thiện lưu thông sữa bằng các biện pháp có thể cần sự trợ giúp của bác sỹ, mẹ cần sử dụng thuốc kháng sinh và chườm nóng, giải phóng sữa. Sau 2 – 3 ngày tình trạng không khá hơn cần đến bệnh viện.
5. Thiếu sữa
Bú sữa mẹ là một quá trình giống như cung – cầu, tức là bé bú thì cơ thể mẹ sẽ tự động tiết ra thêm sữa.
Giải pháp: Cho con bú thường xuyên từ ngay khi mới sinh con hoặc duy trì hút sữa theo cữ đều đặn với máy hút sữa là cách cải thiện nguồn sữa hiệu quả nhất. Các mẹ cũng cần chú ý dinh dưỡng đầy đủ nhóm chất và uống thật nhiều nước, nước ép hoa quả để lượng sữa luôn được đảm bảo.