Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Nhận biết hiện tượng tủ lạnh bị đọng nước, đóng tuyết trên ngăn đông
Hiện tượng tủ lạnh bị đọng nước, đóng tuyết trên ngăn đông là một hiện tượng khá phổ biến thường thấy ở những chiếc tủ lạnh cũ đã dùng được một thời gian đủ lâu. Khi mở tủ chúng ta sẽ thấy các dấu hiệu như:
- Có đá dăm xuất hiện ở thành cửa tủ, khay kệ trên ngăn đá, ở vị trí quạt gió
- Đôi khi bạn sẽ nghe được tiếng lạch cạch do tủ bị đóng tuyết và quạt gió quay tiếp xúc va chạm với đá nên phát ra âm thanh vậy.
- Khi không nghe thấy quạt gió kêu lại thấy nước chảy lênh láng trên ngăn đá, dưới ngăn mát, thậm chí chảy ra sàn nhà khiến bạn phải ngạc nhiên và sửng sốt.
5 nguyên nhân tủ lạnh bị đọng nước, đóng tuyết ngăn đá có thể bạn chưa biết?
Có nhiều nguyên nhân khiến tủ lạnh đóng tuyết ngăn đá nhưng đây chính là 5 nguyên nhân phổ biến nhất:
1. Do thói quen sử dụng tủ lạnh sai cách
Nếu bạn là người cẩu thả và bừa bộn, mở tủ lạnh ra trông như bãi rác thì bạn nên nghĩ tới nguyên nhân này đầu tiên. Đôi khi trong quá trình sử dụng tủ lạnh hàng ngày vì một thói quen cẩu thả nào đó sẽ khiến nước đọng bên ngoài từ khay đá hoặc thực phẩm bị đổ ra từ đó gây đóng tuyết. Trường hợp tiếp theo là do cách bạn bố trí thực phẩm không khoa học, để tập trung thực phẩm quá nhiều che hết các lỗ quạt gió hoặc tập trung quá nhiều vào một phía khiến hơi lạnh không thể thổi ra hoặc thổi ra không đều nên gây ra hiện tượng đọng nước và tủ lạnh đóng tuyết ngăn đá. Nguyên nhân do khả năng làm lạnh của tủ bị giảm, nhiệt độ tủ cung cấp không đủ để cấp đông thực phẩm và làm đá nên khiến đá tan chảy, thực phẩm chảy nước.
2. Rơ-le không đóng sang tiếp điểm xả đá
Ở tủ lạnh, rơ-le còn gọi là timer – đây là bộ phận chuyển mạch ngắt compressor sang chế độ xả đá thường được lắp đặt ở ngăn rau củ hoặc phần hộp điện sau lưng tủ lạnh. Nếu như bộ phận rơ-le không đóng sang tiếp điểm thì chế độ xả đá sẽ bị ngắt, khiến cho quá trình xả đá bị gián đoạn. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do cháy cuộn dây mô tơ, bánh răng bị kẹt do mòn, bên trong ngăn đá bị bám bẩn hoặc khô mỡ.
3. Rơ-le xả tuyết không thông mạch
Đôi khi nguyên nhân khiến tủ lạnh bị đọng nước, đóng tuyết ngăn đông lại do sò lạnh có bản chất chính là rơ-le xả tuyết. Bộ phận này có khả năng đảm bảo thanh điện trở xả tuyết sẽ hoạt động tốt khi dàn lạnh bị phủ tuyết và ngăn chặn thanh điện trở đốt nóng khi không cần thiết, gây lãng phí điện năng. Khi quá trình xả tuyết không thông mạch dẫn tới bít tắc thì cũng khiến tủ lạnh bị đóng tuyết ngăn đá trên.
4. Điện trở gia nhiệt bị đứt
Điện trở gia nhiệt là bộ phận điều khiển điện năng khi bị quá tải. Nếu điện trở gia nhiệt bị đứt, lượng điện năng sẽ khó có thể kiểm soát, dẫn đến việc tủ lạnh vận hành không ổn định, dễ bị hỏng hóc.
5. Cầu chì nhiệt bị đứt
Còn cầu chì nhiệt là bộ phận bảo vệ, ngăn chặn bộ phận xả đá hoạt động lâu, khiến tủ lạnh bị nóng, dễ hư hỏng. Nếu cầu chì nhiệt bị đứt, bộ phận xả đá sẽ bị ngưng hoạt động, dẫn đến việc tủ lạnh đông tuyết.
7 bước xử lý nhanh hiện tượng tủ lạnh bị đọng nước, đóng tuyết ngăn đá
Khi tủ lạnh bị đọng nước, đóng tuyết ngăn đá bạn cần xử lý nhanh theo 8 bước như sau:
- Bước 1: Rút nguồn điện
- Bước 2: Lấy hết thực phẩm trong tủ ra
- Bước 3: Lấy hết khay kệ trong tủ lạnh ra lau dọn
- Bước 4: Dùng khăn sạch lau dọn vệ sinh hết tủ lạnh
- Bước 5: Mở hết các cửa tủ lạnh ra để cho thông thoáng, có thể thốc quạt vào ngăn đá tủ lạnh hoặc đặt một ca nước nóng vào ngăn đá cho tủ nhanh tan đá và quá trình xả tuyết diễn ra được bình thường.
- Bước 6: Dùng khăn khô thấm nước và lau khô tủ lạnh khi đá tan ra
- Bước 7: Xếp lại các khay kệ, bố trí lại thực phẩm một cách khoa học.
Trên đây chỉ là các bước xử lý tạm thời để tủ tiếp tục hoạt động bình thường trở lại. Còn nếu đã biết chắc tủ lạnh nhà bạn bị đóng tuyết ngăn đá vì nguyên nhân nào rồi thì cách xử lý cũng dễ thôi. Cụ thể:
- Nếu do nguyên nhân 1 thì bạn nên điều chỉnh lại thói quen sử dụng tủ lạnh của mình cho khoa học. Khi làm đá thì cần đảm bảo khay đá khô bên ngoài, đổ vừa nước không đổ quá đầy để tránh bị sóng sánh ra ngoài. Khi trữ đông thực phẩm nên bỏ thực phẩm vào túi chuyên dụng, hút chân không được càng tốt hoặc chia nhỏ ra các hộp có nắp đậy rồi sắp xếp đều nhau, có khoảng cách nhất định giữa các hàng và tránh xa lỗ quạt thổi hơi lạnh một chút là được.
- Nếu do nguyên nhân 2, 3 thì phải gọi thợ tới kiểm tra tủ để biết chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng Rơ-le không đóng sang tiếp điểm xả đá là do cháy cuộn dây mô tơ, bánh răng bị kẹt do mòn, bên trong ngăn đá bị bám bẩn hay khô mỡ. Nếu khô mỡ thì phải bôi mỡ, cháy cuộn dây mô tơ hay bánh răng bị kẹt thì phải thay thế mới còn nếu do bên trong bị bám bẩn thì cần vệ sinh và thốc quạt cho tan đá.
- Còn nếu do nguyên nhân 4, 5 thì bạn cũng phải gọi thợ tới để kiểm tra tủ lạnh và thay thế các linh kiện bị đứt.