Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Chùa Hà (Hà Nội)
Chùa Hà có hai truyền thuyết của sự hình thành. Truyền thuyết thứ nhất đó là vào thời Lý, Vua Lý Thánh Tông (trị vì 1054 – 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa (sau này gọi là Chùa Hà) để kỷ niệm sự kiện này. Trên đường đi vua còn ghé qua một ngôi chùa khác và ban tiền bạc cho chùa để trùng tu lại, vì vậy chùa này còn có tên là Thánh Đức tự.
Truyền thuyết thứ hai kể rằng Chùa Hà được xây dựng lên để vua Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497) bày tỏ lòng nhớ ơn các đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt đã cưu mang mình và phế bỏ Lê Nghi Dân để đưa mình lên ngôi vua vào năm 1460.
Trên mảnh đất thủ đô có rất nhiều ngôi chùa, trong đó Chùa Hà là một trong những ngôi chùa nằm trên địa bàn phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy được nhiều người dân Hà Nội biết và đến lễ vào những dịp Tết, ngày rằm. Đây là một trong những ngôi chùa rất linh thiêng trong chuyện cầu duyên. Đến đây không chỉ có những người đang cô đơn, lẻ bóng, những người không may trong chuyện gia đình, mà còn cả những đôi bạn trẻ đến cầu mong cho chuyện tình cảm tốt đẹp hơn. Người đi chùa Hà cũng không sắp lễ nhiều như ở những chùa khác chỉ đơn giản là một ít tiền vàng, hoa, trầu cau đựng trong một chiếc khay nhỏ và một thứ không thể thiếu là tiền lẻ.
Chùa Duyên Ninh (Duyên Ninh Tự) (Ninh Bình) – Cầu duyên và cầu tự
Chùa Duyên Ninh nằm ở làng cổ Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Từ thành phố Ninh Bình theo đại lộ Tràng An 10 km tới chùa. Chùa Duyên Ninh cùng với chùa Am Tiên, chùa Kim Ngân, chùa Cổ Am, chùa Nhất Trụ là những chùa cổ thời Đinh – Lê nằm trong khuôn viên kinh thành Hoa Lư còn tồn tại đến ngày nay. Trong số đó, chùa Duyên Ninh cùng với chùa Kim Ngân nằm ở vị trí thành Tây của kinh đô xưa. Cũng như chùa Nhất Trụ, chùa Duyên Ninh là nơi thờ phật và các nhà sư thế kỷ 10 như Pháp Thuận, Khuông Việt và Vạn Hạnh.
Tương truyền, Chùa Duyên Ninh là nơi các công chúa thời Đinh – Lê thường qua lại. Tại đây, công chúa Lê Thị Phất Ngân và tướng công Lý Công Uẩn đã thề hẹn ở đó mà sinh ra Lý Phật Mã (sau là vua Lý Thái Tông) vào năm 1000. Sau này khi Lý Thái Tông trở về đây dẹp loạn Khai Quốc Vương đã đổi tên chùa thành chùa Duyên Ninh. Cuối đời, Hoàng hậu Phất Ngân đã về đây tu hành và trông coi mộ phần thân phụ là Hoàng đế Lê Đại Hành. Tại đây, Hoàng hậu đã tác hợp cho nhiều đôi lứa thành đôi và từ đó Duyên Ninh trở thành ngôi chùa cầu duyên ở cố đô Hoa Lư. Cũng vì vậy mà người ta thường đến đây để cầu duyên và cầu tự nếu hiếm muộn đường con cái.
Chùa Ông (Hồ Chí Minh)
Chùa Ông (còn gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán); hiện tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, thuộc phường 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, nằm lọt thỏm giữa một vùng đô thị thương mại sầm uất. Đó là địa chỉ tâm linh của cộng đồng người Hoa và cả người Việt tìm đến để cầu nguyện mỗi ngày.
Trong miếu, vị thần được thờ chính là Quan Công (tức Quan Vân Trường), một nhân vật thời Tam Quốc. Đối với người Hoa, ông là người tài đức vẹn toàn. Vì vậy, miếu có tên là miếu Quan Đế. Và vì đây cũng là nơi hội họp của người Triều Châu, nên còn gọi là Nghĩa An Hội Quán. Tuy nhiên, ngôi thờ này thường được gọi là chùa Ông theo thói quen của nhiều người. Dù không thuộc loại nhất nhì về quy mô, nhưng theo khẳng định của nhiều người thì sự linh thiêng của chùa đã nức tiếng xa gần. Rất nhiều bạn trẻ đã đến đây để mong tìm được mối nhân duyên cho mình.
Đền Chử Đồng Tử (Hưng Yên)
Đền Chử Đổng Tử (Khoái Châu, Hưng Yên) gắn liền với mối tình giữa nàng công chúa Tiên Dung lá ngọc cành vàng với chàng trai nghèo khó nhưng rất mực hiếu thảo Chử Đồng Tử. Mối lương duyên của Chử Đồng Tử và nàng công chúa Tiên Dung vẫn còn mãi với thời gian. Chính vì thế nhiều người đến đây không chỉ để dâng nén nhang tưởng nhớ tới một trong những “tứ bất tử” của Việt Nam cùng hai vị phu nhân xinh đẹp là Tiên Dung công chúa và Tây Sa công chúa mà còn để cầu mong tìm được tình yêu chân chính, gia đình yên ấm trong suốt cả năm.
Am Mỵ Nương (Hà Nội)
Am Mỵ Nương nằm trong chùa Cổ Loa (Hà Nội). Trong chùa, có am nhỏ thờ một bức tượng không đầu được trang trí rất đẹp và sang trọng. Theo người dân sống tại đây, bức tượng này là thờ công chúa Mỵ Châu bị vua cha chém đầu vì tội phản bội trong truyền thuyết xa xưa. Câu chuyện tình cảm sắt son, chung thủy của nàng Mỵ Nương cùng Trọng Thủy khi xưa đã khiến bao người cảm động, tin tưởng rằng đến nơi đây cầu duyên sẽ được linh ứng. Do vậy cứ đến ngày đầu năm người ta đổ về đây mong kiếm tìm hạnh phúc” cho mình. Chính vì vậy am Mỵ Nương được người đời truyền tụng là rất có ứng nghiệm trong cầu tình duyên và hạnh phúc gia đình.
Hương Giang
Tổng Hợp
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam