Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Chất Retinyl Palmitate trong kem chống nắng có thể gây ung thư
Kem chống nắng vẫn luôn an toàn khi sử dụng
Vào năm 2012, một viện nghiên cứu đã liệt Retinyl Palmitate vào danh sách các chất gây hại cho sức khỏe con người, nó thậm chí còn có thể gây ung thư. Do vậy, khi kiểm tra thấy thành phần này trong các sản phẩm kem chống nắng hóa học, nhiều người đã tá hỏa lên và tỏ ra lo lắng. Tuy nhiên, bạn đừng vội bất an. Chuyên gia da liễu nổi tiếng ở thành phố New York, ông Robert Anolik, đã tiến hành thử nghiệm nhiều lần. Kết quả là chất Retinyl Palmitate chỉ là đơn giản là chất chứa Vitamin A, không phải là một chất có thể gây ra ung thư như lời đồn đại. Nếu bạn vẫn cảm thấy lo ngại thì cứ chọn mua loại kem chống nắng nào không có thành phần này là được.
Kem chống nắng vật lý sẽ gây hại cho làn da
Kem chống nắng vật lý là một sự thay thế hoàn hảo cho kem chống nắng hóa học. Tuy nhiên, trước đó, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh hợp chất Benzophenon (Ph2CO) – một hợp chất tương tự như Oxybenzone trong kem chống nắng vật lý – là chất gây hại cho làn da và có khả năng gây ra ung thư. Do đó, có nhiều quan điểm cho rằng sử dụng kem chống nắng vật lý có thể khiến chúng ta bị ung thư da.
Tác dụng của kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học
Mặc dù vậy, luận điểm trên là sai lầm và không có căn cứ. Tiến sĩ Heidi A. Waldorf, trưởng khoa da liễu của bệnh viện The Mount Sinai tại New York đã chứng minh rằng nếu dùng liên tục 6% lượng Oxybenzone trong suốt 277 năm thì hợp chất này mới có thể gây hại cho da của bạn. Vì vậy, để có thể khiến bạn bị ung thư da thì Oxybenzone sẽ phải mất một thời gian rất dài, và hiện thì vẫn chưa có ai sống được đến 277 tuổi. Ngoài ra, các loại mỹ phẩm kem chống nắng vật lý luôn được kiểm nghiệm gắt gao trước khi tung ra thị trường nên nói kem chống nắng vật lý gây ung thư da là hoàn toàn không có căn cứ.
Có thể thay kem chống nắng bằng các thành phần thực vật có khả năng chống lại tia UV
Nếu thay thế kem chống nắng bằng thành phần thực vật thì hiệu quả đem lại chưa chắc đã tốt
Một số luận điểm cho rằng, nếu dầu thực vật cũng có chứa chỉ số SPF cao, giúp con người có thể chống lại tia UV thì tại sao không dùng chúng hoặc các loại kem chống nắng handmade để thay kem chống nắng hóa học hoặc vật lý đang được bày bán trên thị trường. Tất nhiên, việc các loại dầu thực vật có chỉ số SPF cao là thật, ví dụ như chỉ số SPF trong dầu hạt mâm xôi là 25, dầu hạt carrot là 35 hay dầu dừa là 40; nhưng ngoài SPF thì chúng ta còn quan tâm đến chỉ số PA nữa, và cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào nói rằng các loại dầu thực vật này có khả năng chống nắng tốt như các sản phẩm hóa học hay vật lý.
SPF không thể làm giảm nguy cơ ung thư da
Một bài báo được đăng tải trên Photodermatology, Photoimmunology & Photomedicine năm 2011 cho rằng SPF không thể ngăn chặn được nguy cơ ung thư, vì vậy dù có dùng kem chống nắng thì con người cũng không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của tia UV. Tuy nhiên, vào thời điểm bài báo này được tung ra, đã có thêm 23 báo cáo khác bác bỏ luận điểm trên. Tới cuối năm 2011, nhiều nhà khoa học người Úc cũng công bố kết quả nghiên cứu về kem chống nắng của họ trong suốt 10 năm. Theo đó, họ quả quyết rằng kem chống nắng không chỉ giúp con người chống lại hắc tố xấu mà còn giảm nguy cơ gây ung thư xuống hơn 50%.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam