Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Tại Việt Nam, phương tiện giao thông chủ yếu là xe máy, chính vì thế, các sản phẩm phụ trợ liên quan đến xe máy cũng có cơ sở phát triển tốt. Mũ bảo hiểm là một trong những mặt hàng khá phổ biến trên thị trường.
Để chọn mũ bảo hiểm cho mình, nhiều người chỉ nhìn vào kiểu dáng, màu sắc của mũ bảo hiểm, tuy nhiên, điều này rất dễ dẫn đến tình trạng bạn mua phải mũ không hợp, hoặc không đủ chất lượng.
Dưới đây là hướng dẫn để bạn mua được mũ bảo hiểm tốt nhất cho bạn:
Chú ý đến sự an toàn của mũ bảo hiểm
Tem chứng nhận chất lượng mũ bảo hiểm CR
Chúng ta khó có thể nhận biết được mũ bảo hiểm có an toàn hay không chỉ thông qua cái nhìn, bởi lẽ người bán không cho chúng ta “đập thử” mũ bảo hiểm xem có bị vỡ khi bị va chạm hay không,..
Cách duy nhất có thể nhận biết mũ bảo hiểm an toàn hay không là dựa vào tem chứng nhận mũ bảo hiểm đạt chuẩn
Tại Việt Nam, mũ bảo hiểm đạt chuẩn phải được dán tem CR theo đúng quy chuẩn VN 2 (QCVN 2) và ghi nhãn hàng hóa theo quy định.
Chú ý đến chất liệu làm mũ bảo hiểm
Vỏ nhựa, sợi carbon, nhựa Kevlar…là những chất liệu tốt khi làm vỏ ngoài mũ bảo hiểm
Chất liệu đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự an toàn của mũ bảo hiểm đối với người đội, chính vì thế, bạn cần chú ý đến chất liệu mũ bảo hiểm, thường được ghi trong thông tin về sản phẩm
Cấu tạo của mũ bảo hiểm phải đảm bảo ít nhất 3 lớp:
– Lớp vỏ ngoài cùng, cứng: Thường là làm từ nhựa cứng, Keblar hoặc sợ carbon. Đảm bảo độ cứng theo tiêu chuẩn, và có lớp sơn bóng trên bề mặt. Một số loại có sơn phát quang để an toàn hơn nếu di chuyển trong điều kiện trời tối
– Lớp vỏ xốp: Ngay trong lớp nhựa là lớp vỏ xốp, nhằm giảm lực đập khi có va chạm và cũng giúp cản độ đâm sâu khi có vật lạ đâm vào mũ
– Lớp mút bên trong cùng: Là lớp hấp thụ xung động và tạo sự thoải mái cho người đội mũ, thường là từ vải mút, thoáng khí và có khả năng tháo khỏi mũ để vệ sinh
Chú ý đến trọng lượng và kích cỡ
Hãy đội thử mũ bảo hiểm để chắc chắn vừa với đầu và không quấ nặng
Phải đảm bảo mũ bảo hiểm vừa với kích thước đầu của bạn, và không có cách nào khác, bạn phải đội thử mũ lên đầu
Mũ bảo hiểm phải không quá nặng khiến đầu và cổ bị mỏi trong quá trình đi xe, nhất là khi đường dài.
Ngoài ra, khi đội mũ bảo hiểm, bạn phải đảm bảo phần trong của mũ bảo hiểm phải khít với đầu, có một khoảng trống nhỏ để đảm bảo cho không khí lưu thông để thoải mái đầu trong quá trình đi xe. Không nên chọn loại quá chật hoặc quá rộng, khiến bạn khó chịu trong quá trình lái xe.
Phần quai mũ cũng đảm bảo hợp (độ rộng quai dưới cằm khoảng 1 đốt ngón tay là vừa với đầu của bạn
Tầm nhìn khi đội mũ bảo hiểm
Mũ bảo hiểm cần đảm bảo tầm nhìn thoáng khi đi đường
Tất nhiên, tầm nhìn cũng là vấn đề quan trọng khi đội mũ bảo hiểm, vì mũ không những an toàn về chất lượng, hợp với kích thước đầu, mà còn phải đảm bảo người lái xe có thể quan sát tốt điều kiện đường đi
– Mũ bảo hiểm nửa đầu có tầm nhìn rộng và thoáng nhất, tuy nhiên lại hơn nguy hiểm nếu gặp tai nạn, vì phần từ thái dương xuống cằm dường như không được bảo bệ
– Mũ bảo hiểm 3/4 đầu an toàn hơn, bảo vệ được thêm phần má của mặt, tuy nhiên lại giảm tầm nhìn so với mũ bảo hiểm nửa đầu
– Mũ bảo hiểm kín đầu rất an toàn, vì bảo vệ cả mặt, cằm, mắt…tuy nhiên, tầm nhìn thường bị hạn chế, do đó, thường phù hợp với con đường dài và thoáng
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến kính mũ bảo hiểm:
– Nếu thường xuyên đi dưới trời nắng, bạn nên dùng kính bảo hiểm loại có màu tối để tránh ánh nắng làm chói mắt, và cũng là bảo vệ khuôn mặt
– Trời tối và khi trời mưa bạn nên dùng loại kính trong suốt
Tùy từng điều kiện thường xuyên sử dụng nhất mà bạn chọn cho mình mũ bảo hiểm phù hợp, mong rằng những gợi ý trên đây giúp bạn mua được mũ bảo hiểm tốt nhất.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
O.N