Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Quả khế
Đây là loại hoa quả phổ biến ở Đông Nam Á và vùng Nam Mỹ. Ở Việt Nam, khế thường được ăn trực tiếp, còn tại một số nước khác, khế được dùng trong món salad, nước trái cây… Tuy được kiểm chứng là rất tốt cho cơ thể nhưng cũng đã có trường hợp ngộ độc khế được ghi nhận vào năm 1980. Dù khế có rất ít tác dụng phụ với hầu hết người dùng nhưng các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo những người suy thận cấp hoặc những người đã có tiền sử bệnh thận không nên dùng quá nhiều khế. Triệu chứng thường gặp của ngộ độc khế thường là nấc, nôn mửa, yếu cơ, co giật, thay đổi ý thức…
Dầu cá
Mặc dù các axit béo omega-3 rất cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh, nhưng nó sẽ vẫn rất có hại nếu như bạn dùng quá nhiều. Chất này được chứa nhiều nhất trong dầu cá nên rất dễ sử dụng. Một người bình thường nên sử dụng từ 1 đến 6 gram mỗi ngày. Và nhiều hơn con số này sẽ gây ra chứng loãng máu nghiêm trọng, ngay cả đối với những người khỏe mạnh. Điều này có thể rất nguy hiểm đối với những người dễ bị chảy máu, hoặc nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu. Ngoài ra, dầu gan cá cũng có thể dẫn đến quá liều vitamin A. Đây là một nguy cơ thực sự cho những người đang mang thai hoặc cho con trẻ.
Kombucha (Giấm thủy sâm)
Giấm thủy sâm là loại thực phẩm được tạo ra bởi sự cộng sinh này của nấm men và vi khuẩn lên men, thường pha thành trà, có tác dụng tốt cho tiêu hóa. Tuy nhiên, đã có những báo cáo các trường hợp phản ứng độc hại nghiêm trọng đến trà Kombucha. Hiệp hội Ung thư Mỹ đã đưa ra cảnh báo về Kombucha qua một số nghiên cứu đã được chứng minh là có chứa chất gây ô nhiễm như nấm mốc khi lên men và có thể gây ra nhiều bệnh tật. Bạn chỉ nên sử dụng Kombucha ở mức vừa phải và đặc biệt là nên chọn mua sản phẩm này ở những nơi uy tín.
Cá ngừ
Cá ngừ, dù là cá tươi và đóng hộp cũng đều là một món ăn rất tốt cho cơ thể do nó có chứa protein và giàu axit béo omega-3. Tuy nhiên, cá ngừ lại là loại cá rất dễ nhiễm độc thủy ngân từ môi trường. Thủy ngân là một chất độc thần kinh có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như khiếm thính, mờ mắt và chậm phát triển ở trẻ em. Cá ngừ càng lâu năm, lượng thủy ngân mà nó hấp thụ càng nhiều. Do đó, bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại cá ngừ mỗi tuần để tránh nhiễm độc thủy ngân.
Cà rốt
Cà rốt có chứa rất nhiều beta-carotene, là một chất tiền vitamin A, có tác dụng rất tốt cho mắt. Tuy nhiên, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều cà rốt, lượng carotene sẽ tích tụ dưới da và mỡ gây da hiện tượng vàng da, nhất là ở lòng bàn tay, đầu gối, mũi, và lòng bàn chân, và đặc biệt là ở trẻ em. Nếu có hiện tượng như trên, cách tốt nhất là giảm lượng cà rốt hoặc ngừng ăn hoàn toàn loại thực phẩm này.
Quế
Quế là một loại gia vị có tính nóng nhưng lại rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng chống viêm, giảm đường huyết, giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư. Nhưng trong quế có chứa hàm lượng cao một hợp chất gọi là coumarin. Hấp thụ chất này với một lượng lớn có thể gây nhiễm độc gan và thậm chí là cả ung thư. Bạn không nên sử dụng nhiều hơn 2 gram quế mỗi ngày.
Quả hạch Brazil
Quả hạch Brazil
Mặc dù các loại hạt Brazil có nhiều dưỡng chất tốt cho con người, trong đó có selenium. Tuy nhiên, selenium có thể gây độc với hàm lượng cao. Tiêu chuẩn selenium là không quá 70 microgram/ngày, trong khi đó một quả hạch Brazil có thể có nhiều hơn 95 microgram selenium. Chỉ cần 4 hay 5 hạt Brazil cũng sẽ gây ra tình trạng ngộ độc. Ngộ độc selen có thể gây gẫy móng tay, tóc, các vấn đề bộ nhớ và các vấn đề tiêu hóa. Bạn nên giới hạn khoảng tiêu thụ một hoặc hai loại hạt Brazil mỗi ngày.
Hạt nhục đậu khấu
Giống như quế, nhục đậu khấu là một gia vị ngon mà thường được sử dụng trong nấu nướng, đặc biệt là các món ăn trong ngày lễ Giáng sinh. Với một số lượng nhỏ, hạt nhục đậu khấu có thể làm thức ăn của bạn có hương vị hấp dẫn hơn, nhưng với liều lượng lớn hơn, nhục đậu khấu gây ra ngộ độc myristicin. Các triệu chứng của ngộ độc myristicin bao gồm buồn nôn, chóng mặt, đau bụng, rối loạn nhịp tim, co giật, và ảo giác. Bạn không bao giờ nên ăn nhiều hơn 10 gram hạt nhục đậu khấu trong một ngày.
Các loại rau họ cải
Có những hợp chất trong các loại rau họ cải có thể cản trở khả năng của cơ thể để hấp thụ i-ốt, mà có thể gây ra suy tuyến giáp. Nếu bạn có vấn đề về tuyến giáp, bạn nên tránh tiêu thụ số lượng lớn. Ngay cả đối với những người bình thường, bạn cũng nên hạn chế lượng rau cải và đảm bảo cơ thể nhận được đủ lượng i-ốt hàng ngày.
Cà phê
Cà phê có chứa các chất chống oxy hóa lành mạnh và các hợp chất khác rất tốt cho sức khỏe. Vấn đề là khi người ta tiêu thụ quá nhiều cà phê, họ nhận được quá nhiều caffeine. Mỗi cốc trung bình của cà phê có từ 80 đến 120 mg caffeine. Sử dụng đến 400 mg caffeine mỗi ngày vẫn được coi là an toàn. Tuy nhiên, nếu bạn là một “fan” hâm mộ cà phê và tiêu thụ hơn 500 mg caffeine (khoảng 5 cốc hoặc nhiều hơn mỗi ngày), bạn có thể bị quá tải hệ thống thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng đau bụng, tim đập nhanh, khó chịu, mất ngủ, và run tay chân. Mặc dù lượng caffeine gây ra tình trạng này ở mỗi người khác nhau nhưng bạn cũng không nên tiêu thụ quá nhiều.
Gan
Gan chứa rất nhiều dinh dưỡng của cơ thể. Trong 100 gram gan thịt bò có chứa nhiều hơn 7 lần lượng vitamin A được khuyến cáo hàng ngày. Vitamin A là một vitamin tan trong chất béo và được lưu trữ trong các mô mỡ của cơ thể. Hấp thụ quá nhiều vitamin A có thể gây ra ngộ độc bao gồm các triệu chứng đau xương, buồn nôn, ói mửa, và các vấn đề thị giác. Độc tính này đồng có thể dẫn đến những thay đổi thoái hóa thần kinh, thậm chí tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Nước
Uống đủ nước cực kỳ quan trọng với mỗi người. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước lại là một vấn đề lớn. Hấp thụ quá nhiều nước sẽ làm loãng nồng độ natri trong máu của bạn, tạo ra một sự mất cân bằng điện giải nghiêm trọng. Bạn thực sự có thể chết vì uống quá nhiều nước.
H.L
(Tổng hợp)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam