Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. Bình thủy điện là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Ngoài nhiệm vụ đun sôi nước và giữ ấm, các loại bình thủy điện chất lượng cao còn có khả năng hẹn giờ đun sôi, khử mùi clo trong nước, chế độ loại bỏ chất cặn trong máy…đem đến sự tiện lợi cho nhiều gia đình, nhất là những gia đình có con nhỏ luôn cần một chiếc máy đảm bảo duy trì lượng nước ấm nhất định để pha sữa hay tắm rửa cho bé.
Thông thường, ruột bình thủy điện được thiết kế 2 lớp kim loại tráng bạc mỏng để hạn chế nhiệt phát tán ra môi trường bên ngoài. Hơn nữa còn để giữ lượng nước bên trong luôn tinh khiết. Vì thế khi chọn mua bình nước, ấm nước điện giá tốt bạn nên xem xét kỹ lưỡng chất liệu làm nên phần ruột bình.
Nguyên lý hoạt động của bình thủy điện khá đơn giản, nước trong bình hầu hết được rót ra nhờ vào bơm hơi, khi nhấn nút sẽ tạo một lực nén làm đẩy nước ra khỏi vòi. Ngoài ra, ở những loại máy hiện đại hơn còn được tích hợp cảm biến nơi miệng vòi, bạn chỉ việc đưa cốc đến là nước tự động rót ra mà không cần nhấn bất kỳ nút nào.
2. 11 Cách sử dụng bình thủy điện an toàn, tiết kiệm
2.1. Chú ý cấu tạo ruột phích
Ruột bình thủy điện là bộ phận quan trọng nhất của chiếc bình. Bạn nên chọn những loại được cấu tạo bằng 2 lớp kim loại thép không gỉ có tráng lớp chống dính như bình thủy điện giữ nhiệt tốt của Sharp hay lựa chọn bình thủy điện đa năng của Panasonic để đảm bảo giữ nhiệt lâu cũng như dễ dàng vệ sinh bên trong.
2.2. Không nên đổ nước quá đầy vào bình thủy điện
Bạn tuyệt đối không nên đổ quá nhiều nước vào bình, cách tốt nhất là đổ đến vạch Max theo quy định của nhà sản xuất. Mục đích là để tránh nhiệt tỏa ra bên ngoài làm nước nhanh nguội và tiết kiệm điện năng cho thiết bị gia dụng này.
2.3. Không nên châm vào bình lượng nước quá ít
Việc châm nước vào bình quá ít sẽ làm bình dễ đóng cặn và giảm tuổi thọ.
2.4. Vệ sinh sạch sẽ bình hằng ngày
Đối với vỏ bình bên ngoài, bạn hãy dùng khăn mềm lau sạch toàn bộ thân máy. Còn ruột phích, bạn có thể đổ một ít giấm trắng, sau đó lắc nhẹ, đợi khoảng 30 phút, cuối cùng đổ ra và làm sạch lại bằng nước sạch.
2.5. Để bình ở nơi khô ráo
Bình thủy điện có thiết kế phức tạp và vận hành chủ yếu bằng điện. Vì thế để đảm bảo an toàn cho tính mạng bạn nên đặt thiết bị ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với nơi có nước để bình luôn bền bỉ.
2.6. Tránh xa tầm tay trẻ em
Bởi lẽ bình hoạt động dựa trên nguồn điện do đó bạn cần đặt bình ở nơi trẻ không thể với tới hoặc nhắc nhở trẻ không được tấy máy gây nguy hiểm.
2.7. Sau khi lấy nước sôi bạn hãy nhớ bật nút khóa an toàn
Việc làm này để tránh tình trạng bạn, người thân, đặc biệt là trẻ nhỏ có thể bị bỏng nếu không may có đụng phải nút lấy nước.
2.8. Tuyệt đối giữ phích cắm được khô ráo, tránh dính nước
Việc này để tránh tối đa sự cố hở điện gặp nước sẽ rất nguy hiểm.
2.9. Đun nước sôi xong, bạn chớ rút phích cắm ngay
Để tiết kiệm điện năng tiêu thụ bạn không nên rút phích cắm ra ngay sau khi sử dụng bởi điều này sẽ làm tiêu tốn khá nhiều điện năng.
2.10. Nấu nước trắng không nấu các loại nước khác
Không dùng bình thủy điện để nấu canh, sữa… chỉ nấu nước để đảm bảo độ bền của bình.
2.11. Khi ruột phích trong trạng thái nguội lạnh, tuyệt đối không đổ nước nóng trực tiếp vào
Khi sử dụng bình, bạn nên lưu ý không đổ nước nóng vào bình đang lạnh hoặc ngược lại. Việc làm này sẽ gây ra những hỏng hóc cho bình, thậm chí có thể gây cháy nổ do thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Với những kiến thức cơ bản về cách sử dụng bình thủy điện ở bài viết trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời về việc có nên dùng bình thủy điện hay không. Bạn có thể tham khảo thêm những loại bình thủy điện tốt nhất trên thị trường để chọn mua được sản phẩm phù hợp cho gia đình. websosanh.vn chúc bạn tìm được những thiết bị nhà bếp đa năng phù hợp với gia đình cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng lâu dài nhé.