Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Cách sử dụng ấm siêu tốc đúng chuẩn để bảo vệ ấm và tiết kiệm điện
Thực ra ấm siêu tốc rất dễ sử dụng nhưng không phải ai cũng chú ý đến cách sử dụng, mức nước như thế nào là chuẩn, cắm điện ra sao, bảo quản ấm thế nào.
Đầu tiên, để sử dụng ấm siêu tốc đúng, bạn cần phải chú ý đến nguồn điện sử dụng. Tất nhiên, hiện tại các hộ gia đình đều sử dụng nguồn điện 220V, tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng với công suất cao, nếu nguồn điện chập chờn, ấm sẽ bị ngắt trong khi nấu. Việc này chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến độ bền của ấm. Với các loại ấm siêu tốc có công suất lớn, bạn không nên một lúc vừa đun nước vừa dùng bếp điện, bếp từ hay các thiết bị gia dụng khác với công suất lớn.
Thứ 2, bạn cần phải chú ý lượng nước trong ấm khi nấu. Theo các chuyên gia, bạn không nên nấu nước dưới vạch 0.1 lit, tuy nhiên cũng đừng nấu nước vượt quá vạch nước quy định. Nếu lượng nước quá thấp, ấm nước sẽ bị đóng cặn, mảng bám. Ngoài ra, mức nước thấp quá cũng sẽ khiến cho chiếc ấm dễ hư hỏng hơn.
Thứ 3, bởi có tâm lý sợ tốn điện nên sau khi nước đã sôi, nhiều người hay rút dây điện ra khỏi ổ cắm. Tuy nhiên, với các loại bình thủy, công suất để hâm lại nước chỉ tốn khoảng 30-35W. Khi cắt hẳn điện, muốn cho nước nóng lại, bình thuỷ phải hoạt động với công suất ban đầu là 700W hoặc hơn thế nữa, như vậy tiêu hao năng lượng hơn rất nhiều.
Thứ 4, nhiều người thường nấu nước bằng ấm siêu tốc một cách liên tục để cho vào phích hay dự trữ để tận dụng lượng nhiệt còn lại sau lần nấu trước, tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng mâm nhiệt của ấm siêu tốc chỉ chịu được một mức nhiệt cao trong một thời gian nhất định nên nếu bạn nấu thường xuyên, ấm sẽ rất dễ hỏng. Giữa hai lần nấu nên cách nhau từ 5-10 phút để đảm bảo độ bền cho ấm.
Thứ 5, tuyệt đối không cho nước tiếp xúc với các bộ phận có điện như mâm nhiệt, đế cắm điện… nếu không ấm nước nhà bạn sẽ hỏng nhanh chóng, ngoài ra nó còn có thể gây ra nguy hiểm cho bạn nữa.
Cách vệ sinh ấm siêu tốc và bình thủy điện đúng cách
Thường sau một thời gian sử dụng, trên bề mặt bộ phận làm nhiệt và bên trong lòng ấm đun sẽ xuất hiện mảng bám, vết ố hoặc những đốm nhỏ rỉ sét. Nguyên nhân của hiện tượng này là do khi đun nước, nước đun ở từng khu vực sẽ có độ sôi khác nhau nên ở những nơi thường xuyên chịu nhiệt lớn sẽ hình thành rỉ sét trước. Ngoài ra, một nguyên nhân khác là do nguồn nước không đảm bảo hoặc chứa thành phần nước cứng nên khi nhiệt độ càng cao, thì các vết ố càng bám nhiều hơn. Đây là một hiện tượng bình thường nhưng bạn không nên để nó quá lâu, hãy khắc phục ngay bằng các cách sau đây:
– Với những vết rỉ sét bám trên thành bình, ấm lâu ngày, bạn chỉ cần cho vào bình một muỗng carbonat cùng với một lượng nước khoảng 1/3-1/2 bình, đun sôi trong 2 -3 phút, đảm bảo vết bám sẽ hết nhanh chóng.
– Nếu muốn lòng ấm trắng sáng, trông sạch sẽ hơn, bạn cần cho vào ấm nước đang sôi vài muỗng dấm, đun trong 5 phút, chắc chắn việc này sẽ trả lại cho ấm nước nhà bạn vẻ trắng sáng ban đầu. Ngoài giấm, bạn có thể cho vài lát chanh vào thay thế.
– Nếu bình nước của bạn lâu ngày không dùng và hình thành các mảng bám bụi trên thành bình, bạn chỉ cần đặt một chiếc khẩu trang vào trong lòng bình, đổ nước đầy bình, đun sôi khoảng từ 5 – 10 phút, cặn nước sẽ bị hút vào khẩu trang.
– Để vệ sinh bình bằng cách thông thường, bạn tuyệt đối không nên đưa miếng rửa bát bằng sắt để chà thành bình, nó sẽ làm bào mòn bình và làm cho tình trạng gỉ sét càng tồi tệ hơn.
Trên đây là những cách đơn giản bạn có thể áp dụng để vệ sinh ấm siêu tốc và bình thủy điện.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam