Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Đôi khi những mẹo chụp ảnh đơn giản nhất lại là những mẹo hiệu quả nhất. Đôi khi mọi người quá chú trọng đến những gì phức tạp mà quên mất những điều giản đơn.
Dưới đây là 10 mẹo chụp ảnh đơn giản đồng thời cũng những mẹo cơ bản quan trọng nhất dành cho những người sử dụng máy ảnh kỹ thuật số lần đầu tiên.
Phông nền
Hãy chắc chắn rằng phông nền của bạn không xuất hiện những chi tiết “rối mắt”, ví dụ như ảnh bỗng dưng “mọc ra” một cái cây từ phía sau đầu của đối tượng chụp chẳng hạn. Người xem sẽ “bối rối” và không biết nên tập trung vào đối tượng hay cái cây nữa.
Bức ảnh chụp cận cảnh một con bọ cánh cam nhưng nền ảnh lại quá rối mắt, gây bối rối cho người xem
Màu sắc
Những màu sắc tương phản sẽ tạo nên những bức ảnh tuyệt vời, đặc biệt là khi bạn chụp một vật hoặc một người có màu sắc nổi bật trên phông nền. Bức ảnh ở trên là một ví dụ điển hình, bạn có thể thấy màu xanh của nước và màu vàng của chú vịt đồ chơi đang “tôn” nhau lên.
Sử dụngFlash
Khi bạn ở trong tình huống bắt buộc phải sử dụng flash bên trong máy, hãy nhớ đừng đứng quá gần hoặc quá xa đối tượng chụp. Nếu bạn đứng quá gần, bạn sẽ làm lóa bức ảnh với quá nhiều ánh sáng. Và nếu bạn đứng quá xa, ánh sáng sẽ không tới đối tượng chụp được. Hướng dẫn sử dụng máy ảnh sẽ cho bạn biết khoảng cách chính xác để flash hoạt động “chuẩn” nhất.
Ảnh chụp khi không có flash và có flash
Chụp ảnh nhóm
Khi chụp ảnh một nhóm người, hãy ngước lên một chút, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng nhìn thấy khuôn mặt của mọi người trong nhóm. Nếu không làm được như vậy, hãy sắp xếp sao cho mọi người đứng thành 2 hoặc 3 hàng (họ có thể ngồi, đặt tay trên đầu gối hoặc đứng thẳng), một hàng không nên có quá 6 hoặc 7 người. Hãy chắc rằng khoảng cách từ mặt của từng người đến máy ảnh là giống nhau, dù bạn sắp xếp tư thế chụp của mọi người như thế nào đi nữa.
Phong cảnh
Chụp ảnh thiên nhiên luôn là ý tưởng cực hay ho, nhưng bạn hãy nhớ thêm vào ảnh một vật để tạo điểm nhấn, ví dụ như vài bông hoa sặc sỡ hay một ngôi nhà chẳng hạn. Bạn bố trí vật này lệch phần trung tâm của ảnh để tăng độ nhấn cho ảnh.
Giữ khoảng cách gần
Một sai lầm thường gặp của các “lính mới” là họ thường đứng quá xa đối tượng chụp. Hãy di chuyển càng gần đối tượng chụp càng tốt. Chỉ sử dụng ống kính zoom khi cần thiết, bởi vì chụp ở mức độ zoom cực đại sẽ tạo điều kiện cho nhiễu ảnh sản sinh.
Hướng ảnh
Hãy thử kết hợp cả hướng ngang và hướng dọc khi bạn sắp xếp bố cục ảnh. Một vài cảnh nhìn đẹp hơn khi ở phương ngang hoặc phương dọc, tuy nhiên nếu bạn không thể quyết định xem chọn cái nào, bạn có thể thử chụp cả 2 kiểu.
Phơi sáng chuẩn
Nếu bạn còn bỡ ngỡ với nhiếp ảnh, hãy để chiếc máy ảnh của bạn giúp bạn phơi sáng sao cho chuẩn. Hãy sử dụng các chế độ cảnh của máy ảnh, bạn có thể chọn chế độ gần đúng nhất với cảnh xung quanh bạn, ví dụ như chế độ “tiệc” hoặc “hoàng hôn” chẳng hạn. Hoặc bạn hãy dùng chế độ tự động hoàn toàn, hãy yên tâm “giao phó” cho chiếc máy ảnh của bạn vì các máy ảnh kỹ thuật số hiện nay đều có khả năng chọn chế độ phơi sáng chuẩn ở nhiều các loại cảnh khác nhau.
Quy tắc 1/3
Nếu máy ảnh của bạn có tính năng tạo lưới, khi sử dụng tính năng này, các đường kẻ sẽ chia hình ảnh hiển thị trên màn hình LCD của bạn thành 3 phần (9 ô), bạn có thể tận dụng tính năng đó để sắp xếp bố cục hình ảnh theo Quy tắc 1/3. Đây chính là cách tốt nhất để ảnh của bạn có bố cục đẹp và cân xứng.
Chụp nhiều ảnh
Một trong những điều thú vị của nghề nhiếp ảnh chính là bạn không cần lo lắng rằng mình đang phung phí phim. Hãy chụp bao nhiêu ảnh tùy thích cho đến khi bạn chọn được những bức ảnh ưng ý nhất. Và nhớ mang theo một thẻ nhớ dự phòng để dùng khi bạn đã “tận dụng” hết dung lượng thẻ nhớ sẵn có của máy ảnh.
Hồng Ngọc
Tổng hợp
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam