Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Vì sao nên dùng tỏi đen?
Hơn cả một món ăn, đây còn là một vị thuốc. Vậy thì vì sao tôi phải bỏ tiền bạc và công sức để đều đặn sử dụng. Câu trả lời gói gọn trong mấy chữ: bảo vệ tuổi xuân. Đó là bảo vệ sức khỏe cũng như sức trẻ của chính mình.
Nhiều nghiên cứu đã báo cáo hàm lượng hoạt chất chống oxy hoá của tỏi đen cao hơn rất nhiều so với tỏi tươi và chúng có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn các bệnh có liên quan đến quá trình rối loạn trao đổi chất, giúp giảm hàm lượng Cholesterol xấu trong máu, giảm xơ cứng động mạch, bảo vệ tim mạch, hạn chế quá trình lão hoá, hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng và tăng cường sức đề kháng.
- Tỏi đen có hoạt tính quét gốc tự do rất tốt, đây là nguyên nhân gây ra hàng loạt các bệnh hiểm nghèo như: ung thư, tim mạch, tiểu đường…
- Thành phần tỏi đen giúp bảo vệ tế bào gan, dùng trong các trường hợp viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.
- Tỏi đen tăng cường khả năng miễn dịch góp phần tích cực trong việc điều trị ung thư, hạn chế tái phát và di căn trong điều trị ung thư, hạn chế bệnh tật.
- Tỏi đen tác dụng bảo vệ các tế bào, cơ quan tạo máu, miễn dịch trước các tia xạ. Góp phần bảo vệ sức khỏe của người làm việc trong môi trường độc hại có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Đánh giá tác dụng trên một số dòng tế bào ung thư trên mô hình NudeMice cho thấy dịch chiết tỏi đen có tác dụng ức chế sự phát triền các dòng tế bào ung thư vú, ung thư phổi, ung thư dạ dày đặc biệt tốt với ung thư đại tràng.
- Có tác dụng nâng cao thể trạng, bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngủ tốt đặc biệt ở người cao tuổi.
- Ngoài ra các nghiên cứu trên thề giới còn cho thấy tỏi đen có tác dụng hạ Cholesterol, giảm mỡ máu, tăng HLD, làm giảm đường huyết.
Tỏi đen được tạo thành như thế nào?
Tỏi đen là một sản phẩm của quá trình lên men và làm chín sinh học tỏi tươi thông thường qua nhiệt. Tỏi đen được sản xuất bằng cách xử lý dưới các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát chặt chẽ trong thời gian khoảng 40 – 60 ngày. Màu đen của tỏi là màu tự nhiên do hợp chất Melanoidin được hình thành trong suốt quá trình lên men tỏi tươi nguyên liệu. Melanoidin là một hợp chất có thể ăn được, nó được tạo ra khi đường kết hợp với các amino acid dưới tác dụng của nhiệt độ và hoạt độ nước thấp.
Nếu bạn không ăn được tỏi tươi vì vị cay mùi nồng, tỏi đen chính là giải pháp tuyệt vời!
Khi tỏi tươi trải qua quá trình xử lý nhiệt trở thành tỏi đen sẽ mất đi hoàn toàn mùi khó chịu, có vị ngọt đặc trưng và dai mềm khi ăn cũng như có sự chuyển hoá một cách đáng kể các hợp chất sinh học của chúng.
Ngày nay bạn có thể dễ dàng mua tỏi đen ở bất cứ đâu. Vốn là sản phẩm lên men từ tỏi tươi, bạn thậm chí tự làm được sản phẩm ngay tại nhà.