Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. Kiểm tra số lần chụp bằng cửa trập
Thông thường cửa trập của các máy ảnh DSLR có tuổi thọ nhất định dựa trên số lần sử dụng, được các hãng máy ảnh công bố (dao động từ 100.000 hay 150.000 lần). Vì thế, khi mua máy Canon 750D cũ, cần lưu tâm hỏi ngay người bán hàng về thông số này.
Nếu có điều kiện cầm thực tế, có thể kiểm tra sơ bộ thông số bằng cách chụp và xem số thứ tự tên file ảnh. Nhưng cách này thực chất cũng không mấy tin cậy do các máy ảnh sau này đều có thể đánh lại từ đầu số tên file.
Phương pháp thứ hai là dùng các phần mềm từ các hãng thứ ba, như EOSInfo cho máy Canon. Ngoài ra, các phần mềm đọc ảnh EXIF với các thông số siêu dữ liệu kèm ảnh cũng có thể cho biết số lần cửa trập đã sử dụng.
Người mua cũng nên kiểm tra qua những yếu tố mang tính trực quan như chụp thử ở nhiều tốc độ cửa trập khác nhau để xem tiếng trập có đanh gọn hay không, có những âm thanh bất thường nàohay có bị kẹt chỗ nào không
2. Kiểm tra cảm biến
Cách tốt nhất để kiểm tra cảm biến có lỗi hay không là chụp vào một vật sáng, chẳng hạn như bầu trời hay bức tường màu trắng. Khi chụp, để khẩu độ nhỏ nhất. Xem bức ảnh vừa chụp trên máy tính hoặc trên màn hình với độ phóng đại tối đa. Nếu cảm biến có lỗi, chẳng hạn như dính bụi, bạn sẽ phát hiện được ngay.
Các điểm chết trên cảm biến cũng có thể được phát hiện bằng cách trên. Thay vì chụp vật sáng, bạn hãy chụp vật tối, hoặc chụp với ống kính được đậy nắp.
Bạn nên kiểm tra cảm biến bằng cách tháo gương lật ra để “sờ tận tay, day tận mắt”, phát hiện xem cảm biến có vết xước hay dính bụi không. Kiểm tra cả hộp gương (mirrox box) xem có vấn đề gì không. Bụi thì có thể lau được, nhưng những vết trầy xước trên cảm biến có thể khiến cho máy ảnh phát sinh lỗi nghiêm trọng.
3. Kiểm tra ống kính
Trên thị trường máy ảnh DSLR cũ, có những chiếc máy được bán ra không kèm ống kính. Đó không phải là vấn đề lớn nếu bạn đã có sẵn ống kính, hoặc bạn dự tính sẽ đầu tư một ống kính “xịn”.
Với các dòng máy DSLR tầm thấp (entry level) như Canon 350D, 400D hay Nikon D40, D50, thông thường người bán sẽ bán cả bộ (thân máy + ống kính). Bạn hãy kiểm tra bộ phận thấu kính phía trước và phía sau để xem có vết xước nào không. Nếu ống kính có vòng điều chỉnh khẩu độ bằng tay, hãy xoay thử để đảm bảo nó chuyển động nhẹ nhàng. Nếu điều kiện cho phép, hãy mang theo một hoặc hai kính lọc để vặn vào ống kính xem có “ăn” vào rãnh không.
Một trong những vấn đề hay gặp đối với ống kính cũ là nấm mốc (còn được dân nhiếp ảnh gọi là “mốc rễ tre”). Nó ảnh hưởng đến bề mặt của thấu kính. Nếu bị mốc rễ tre ảnh hưởng nhiều bạn thậm chí không thể đem đi sửa mà phải thay mới ống kính. Khi mua máy cũ, cần phải hỏi người bán đã bảo quản máy thế nào, cất máy ở đâu. Nếu họ đựng máy trong túi trong thời gian dài thì đáng lo ngại đấy
Người mua cũng cần kiểm tra phần vỏ ống kính bên ngoài để xem có trầy xước hay vết lõm nào không. Nếu xuất hiện vết lõm có nghĩa là ống kính đã từng bị đánh rơi. Khi xoay ống kính, đặc biệt với các ống zoom để tăng hoặc giảm tiêu cự, cần đảm bảo thao tác được mượt mà.
4. Kiểm tra màn hình
Màn hình LCD của máy ảnh canon 750D cũ là bộ phận chính giúp bạn tương tác trực tiếp với tấm ảnh đã chụp. Vì thế cần kiểm tra màn hình một cách kỹ càng. Đầu tiên, cần phải kiểm tra xem có điểm chết trên màn hình không. Có thể xác định bằng một tấm ảnh chỉ có một màu. Các điểm chết trên màn hình LCD không hề ảnh hưởng đến tấm ảnh nên nếu người mua không quá khó tính thì cũng có thể chấp nhận được. Nếu màn hình có sự đổi màu hoặc màu sắc không đều thì đây là dấu hiệu chiếc máy ảnh đã được dùng tương đối nhiều và có thứ gì đó cần phải thay thế.
Bạn cũng cần chú ý đến bộ phận kính ngắm. Kiểm tra xem có bụi hay vết xước nào không, tất nhiên bạn sẽ không thể lau được bụi mà phải đem ra cửa hàng dịch vụ. Cách tốt nhất để kiểm tra màn hình lấy nét (focus screen) có bị hư hại gì không là tháo ống kính khỏi máy ảnh và nhìn qua kính ngắm trên thân máy trong điều kiện đủ sáng. Chú ý thực hiện việc này trong môi trường sạch sẽ, hạn chế bụi tối đa.
5. Kiểm tra độ mòn
Một cách khác kiểm tra việc máy ảnh có được sử dụng thường xuyên hay không là bạn có thể xem bề mặt của nút chụp ảnh có bị bóng nhẫy do mòn hay bị bong tróc.
Nếu bạn mua máy ảnh canon 750D cũ trên các site bán hàng trực tuyến thì bạn cần yêu cầu người bán chụp lại máy ở nhiều góc độ để phát hiện các vết trầy xước ở vỏ ngoài cũng như xem độ cũ – mới của mặt hàng.
Người mua cũng nên yêu cầu người bán gửi cho một vài tấm ảnh đã chụp bằng chiếc máy đó. Không phải để xem trình độ nhiếp ảnh người bán ở mức độ nào, mà để xem máy ảnh đã được sử dụng trong môi trường nào. Chẳng hạn nếu người bán gửi cho bạn các tấm ảnh chụp ngoài biển hoặc cánh đồng sau một trận mưa, thì chắc chắn máy ảnh đó đã từng dính cát và nước rồi.
Một dấu hiệu cho thấy máy ảnh đã được sử dụng nhiều là các nút bấm trên máy có độ trơn, nhẵn, bóng, nhất là nút chụp (shutter button). Dây đeo máy ảnh và nắp ống kính thường được bán kèm với máy mới, đây cũng là một dấu hiệu cho người mua nhận biết máy ảnh đã dùng nhiều hay chưa.
Nếu có thể, hãy tháo ống kính khỏi thân máy để kiểm tra các ngàm (khớp nối). Nếu thấy tháo ra hoặc vặn vào khó khăn thì có thể do ngàm bị lỗi.
6. Kiểm tra phụ kiện đi kèm
Nếu người bán còn giữ lại được hộp và các giấy tờ hướng dẫn liên quan thì cũng tốt, nhưng cái mà bạn cần hơn là bộ sạc pin, nắp máy và nắp ống kính, các dây cáp để nối máy ảnh DSLR với máy tính.
Đôi khi người bán sẽ bỏ đi những phụ kiện như kính lọc, đầu đọc thẻ nhớ, pin dự phòng hoặc thẻ nhớ.
7. Bảo hành
Bạn nên yêu cầu người bán cung cấp giấy bảo hành nếu máy còn trong thời hạn bảo hành. Tuy nhiên, nếu bạn mua hàng trực tuyến qua website thì điều này hơi khó. Đối với ống kính, bộ phận này thường được bảo hành toàn cầu. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo lại cụ thể chính sách bảo hành của các nhà sản xuất và các cửa hàng bán máy ảnh Canon 750D cũ.
Trên đây là kinh nghiệm mua máy ảnh Canon 750D cũ mà Websosanh tổng hợp được. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn sắm sửa được một chiếc máy ảnh Canon 750D như ý. Chúc các bạn mua sắm thành công!