Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Tư vấn cách chọn ngành học phù hợp
Lựa chọn kỹ lưỡng ngành nghề
Hiện nay, việc lựa chọn ngành học đối với học sinh ngày càng khó hơn do các nguyên nhân chính như số cơ sở đào tạo, số ngành đào tạo ngàycàng nhiều (trên 300 cơ sở đào tạo ĐH-CĐ với trên 3.000 ngành đào tạo); khái niệm về việc làm, nhu cầu tuyển dụng thay đổi nhanh chóng; số người muốn học tiếp ĐH-CĐ gia tăng…
Hiểu khả năng và niềm đam mê của bản thân
Thấu hiểu chính bản thân mình nghĩa là bạn cần biết sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp THPT, bằng cách tự trả lời các câu hỏi như: Mình quan tâm đến nghề nào và tại sao? Mình dự định sẽ làm gì để theo đuổi nghề yêu thích? Sở thích nghề nghiệp của mình phù hợp với những ngành nghề nào? Và năng lực học tập, hoàn cảnh cá nhân của mình có phù hợp ngành nghề dự định hay không?
Nắm rõ nhu cầu nhân lực
Tại thời điểm hiện nay, bạn có thể nắm bắt được rất nhiều thông tin hữu ích qua báo chí, và qua mạng Internet. Để có cái nhìn tổng quan về ngành nghề định lựa chọn, bạn có thể tìm hiểu thông tin về dự báo nhu cầu nhân lực, về những lĩnh vực trọng điểm của địa phương; tốt hơn cả là nên vào website của địa phương mình để biết rõ định hướng phát triển trong những năm tới.
Ví dụ, bạn có thể vào trang việc làm của các báo để xem những ngành nào được tuyển dụng nhiều nhất và các nghề tương ứng với các ngành nàyđòi hỏi những tố chất nào; mình có đáp ứng được hay cần phấn đấu thêm. Hiện nay, hầu hết các tỉnh, thành đều có trường TCCN, CĐ, ĐH. Vì vậy, học sinh nên tìm hiểu trường tại địa phương mình trước, bởi các trường tại địa phương đềuđào tạo theo nhu cầu của khu vực.
Theo thống kê thì ngành Ngành Cơ khí – Điện – Điện tử ; Ngành Kinh tế – Quản trị – Xuất Nhập khẩu – Logistics ; Marketing ; Ngành Công nghệ Thông tin ; ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn ; Nhân viên ngân hang… là những ngành đang hot nhất tại thời điểm hiện nay.
Các trường có những ngành “hot” điểm cao nhưng có những ngành mà nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước lại ít thí sinh quan tâm như: kỹ thuật vật liệu kim loại, kỹ thuật nhiệt-lạnh; kỹ thuật dệt… Các ngành này sẽ có đầu vào với điểm chuẩn tương đối thấp
Thí sinh năm nay cần tỉnh táo, đạt dưới 21 điểm chỉ nên nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường thuộc top khó tuyển hoặc những ngành kém “hot” nhưng có nhu cầu cao trong thị trường nhân lực chất lượng cao, dễ có việc làm khi ra trường và, thậm chí cơ hội có học bổng đi học nước ngoài ở trình độ cao hơn còn nhiều.
Những thí sinh chỉ đạt 18 đến 20 điểm nên nộp đơn xét tuyển vào trường tốp 2 hoặc trường có đề án tuyển sinh riêng (không loại trừ khả năng vào những ngành kém hot của trường tốp đầu).
Thí sinh cần thận trọng tính toán và phải theo dõi cập nhật thường xuyên thông tin về số lượng thí sinh đã nộp hồ sơ xét tuyển trước đó và điểm thi của các thí sinh này để rút hoặc nộp hồ sơ cho hợp lý.
Xác định năng lực học tập
Cùng một ngành, nhưng có nhiều trường đào tạo với mức điểm đầu vào rất khác nhau, vì vậy điều quan trọng tiếp theo là bạn phải hiểu rõthực lực của mình để chọn trường phù hợp. Thực lực ở đây có thể bao gồm năng lực học tập, hoàn cảnh cá nhân, hoàn cảnh gia đình.
Tìm hiểu về nơi đào tạo
Để tìm hiểu thông tin về trường: ngành gì, học gì và ra trường làm được việc gì, học sinh truy cập vào website của các trường ĐH, CĐ mà mình muốn tham gia. Bạn cũng đừng bỏ qua thông tin từ tài liệu của Bộ GD-ĐT; thông tin qua các buổi tư vấn mùa thi tại cộng đồng, tư vấn trực tuyến qua mạng và qua truyền hình như chương trình của Báo Thanh Niên hàng năm…
5 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao nhiều nhất trong quý 1/2015:
– Ngành Sản xuất: chiếm 22% nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao
– Ngành Ngân hàng – Tài chính – Bảo hiểm: chiếm gần 16%.
– Ngành Công nghệ thông tin: chiếm 7%.
– Ngành Kỹ thuật và ngành Hàng tiêu dùng: cùng chiếm 6%.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam