Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Websosanh – Theo các nghiên cứu làn da của bé mỏng hơn người lớn 5 lần, do vậy sức đề kháng và chống khuẩn của bé rất yếu. Vì vậy da bé dễ bị nổi mẩn ngứa, đau rát khi bị kích ứng bởi bỉm tã ẩm ướt hoặc bẩn. Do đó, các phụ huynh cần chú ý bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh.
Nguồn Internet.
Hăm tã là chứng viêm da do bị kích thích ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ có làn da cực kì nhạy cảm. Nguyên nhân gây hăm tã rất nhiều, nhưng phổ biến là một số lý do sau đây:
– Vùng da bé thường xuyên bị ẩm ướt: nếu các mẹ không thay tã bỉm trong nhiều giờ ác vùng da kín dễ bị ẩm ướt, do bé đi đại tiện nhiều lần trong ngày, vệ sinh không chu đáo…Hăm tã cũng có thể xuất hiện khi mẹ tắm cho bé lau chưa khô đã vội quấn tã ngay. Hơn nữa, chế độ ăn làm bé đại tiện nhiều hơn bình thường cũng khiễn bé dễ bị hăm tã. Mặt khác nếu da bé bị ẩm ướt trong thời gian dài có thể dẫn tới nhiễm trùng và tạo nên tổn thương da.
Hiện nay, các phụ huynh dễ tin tưởng vào khả năng của nhiều loại bỉm tã cao cấp hiện nay nhưng thực sự không hẳn là tốt tuyệt đối. Nhiều loại bỉm có khả năng hút ẩm cao nhưng vẫn có thể gây ẩm ướt cho da bé. Đối với bé có làn da dễ bị kích thích thì bệnh sẽ phát triển nhanh.
–Da bé bị chà xát do bỉm hoặc tã vải: đây cũng là một trong nguyên nhân gây hăm tã. Bình thường tại vùng da tiếp xúc thường hơi đỏ, nếu nặng hơn có thể mưng mủ ở vùng da bị hăm. Trong khi đó, da bé dễ bị nhạy cảm bởi mùi thơm của bỉm hay hóa chất trong bột giặt tã.
-Một nguyên nhân khác đó là nhiều mẹ lạm dụng phấn rôm quá nhiều, dễ gây bít lỗ chân lông và dẫn tới viêm da.
Để ngăn ngừa bệnh, trị bệnh hăm tã ở trẻ, các phụ huynh có thể thực hiện một số cách sau đây:
–Phương pháp dân gian: các mẹ hãy chọn lá chè xanh, lá ổi hoặc nụ cây vối, hay lá trầu không rửa sạch, đun sôi và để một lúc cho đến khi ấm để tránh bỏng cho trẻ. Sau đó đem rửa vùng da bị hăm cho bé. Ngoài ra có thể lấy lá khế, rửa sạch, vẩy khô và thêm một chút nước sôi để nguội và chắt nước chấm vào vùng da bị hăm.
–Trà hoa cúc: hoa cúc có tác dụng chữa lành vết thương rất nhanh cùng đặc tính dịu nhẹ. Các bậc phu huynh có thể ngâm miếng vải muslin trong trà hoa cúc. Sau đó lấy ra, vắt nước rồi đắp lên vùng da hăm của bé trong vài phút.
Nguồn Internet.
–Sử dụng kem chống hăm và ngừa bệnh hiệu quả: trên thị trường cung cấp nhiều loại kem chống hăm hiệu quả như kem trị hăm Bubchen của Đức, Desitin của Mỹ, Mitosyl của Pháp…chứa các dưỡng chất an toàn khi sử dụng và làm da luôn mịn màng trong thời tiết mùa lạnh.
–Thuốc mỡ: theo nghiên cứu thuốc mỡ còn có tác dụng chống hăm hơn cả nhiều loại kem đặc trị hiện nay. Thuốc mỡ tạo nên lớp màng vượt trội lưu lại lâu trên da, do đó có tác dụng bảo vệ tích cực nhất. Các mẹ nên nhớ bôi thuốc mỡ cho bé trước khi quấn tã. Khi chọn thuốc mỡ , các mẹ chú ý chọn loại lành tính chứa Lanolin ( chiết xuất từ mỡ cừu) và Dexpanthenol (giúp tái tạo vùng da tổn thương nhanh chóng).
Người dùng có thể tham khảo và so sánh các loại kem đặc trị hăm cho bé tại đây.
Websosanh.vn – Website so sánh đầu tiên tại Việt Nam
Thu Ngần