1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Tìm hiểu về chất liệu mặt bếp điện

Các sản phẩm bếp điện (bếp từ và hồng ngoại) thường có nhiều loại chất liệu mặt bếp, nhưng chủ yếu là 4 chất liệu: ceramic, Crystallite​, kính chịu nhiệt và kính schott ceran.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Ceramic (Sứ thủy tinh)

Ceramic (Sứ thủy tinh) là vật liệu kết hợp được các tính chất ưu việt của cả gốm và thủy tinh. Vật liệu này có cấu trúc vi mô gồm các tinh thể nhỏ mịn, phát triển đồng đều trong toàn khối, hầu như không có lỗ xốp, có độ bền rất cao (gấp khoảng 3 – 4 lần so với thủy tinh bình thường). Ceramic là vật liệu được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống: đất nung, ấm, chén. Sứ thủy tinh được được nung nóng ở nhiệt độ cao (trên 500 độ C) để tăng độ cứng và độ bền cho vật liệu nên độ bền và khả năng chịu nhiệt của vật liệu này khá tốt.

Mặt bếp điện bằng ceramic là loại khá phổ biến trong các loại bếp điện. Ceramic là một loại sứ tinh thể đen chịu nhiệt, không chỉ bền, khó bị nứt vỡ trong quá trình sử dụng, chất liệu này còn mang đến độ sáng bóng cho mặt kính. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ sạch của mặt bếp vì đây là chất liệu khó bị bám bẩn và cũng rất dễ lau chùi.

Nhược điểm lớn nhất của chất liệu ceramic chính là tính giòn và dễ vỡ, rất dễ vỡ hoặc trầy xước khi va chạm mạnh mặc dù chịu được nhiệt độ rất cao. Lưu ý khi sử dụng loại bếp này, bạn không nên đặt nồi có trọng lượng quá nặng trên 10 kg hay để mặt bếp nóng tiếp xúc với nước hay vật lạnh, rất dễ làm vỡ mặt bếp.

Bếp điện từ Midea MISV21DU

Bếp điện từ Midea MISV21DU được làm từ chất liệu ceramic

Pha lê (Crystallite​)

Pha lê là một dạng thủy tinh silicat kali có trộn thêm một lượng ôxít chì II (PbO) và có thể là cả ôxít bari (BaO) khi người ta sản xuất nó. Ôxít chì được thêm vào thủy tinh nóng chảy làm cho thủy tinh có chiết suất cao hơn và như vậy độ tán sắc ánh sáng cũng cao hơn so với thủy tinh thông thường, nghĩa là trông nó lấp lánh hơn.

Ưu điểm của chất liệu pha lê và độ trong suốt và sáng bóng hơn hẳn so với chất liệu ceramic, do đó sẽ làm bếp điện có thiết kế sáng và đẹp hơn hẳn. Kính pha lê có tác dụng chống trơn, trượt nên rất dễ vệ sinh, kể cả khi đang nấu.

Tuy nhiên, nhược điểm của pha lê cũng khá nhiều. Pha lê tuy đẹp nhưng lại là một loại vật liệu dễ vỡ, chịu nhiệt mức trung bình nên bạn cần cẩn thận, nhẹ tay và tránh va chạm khi sử dụng các sản phẩm bằng chất liệu này. Do có tính thẩm mỹ cao nên giá bán của các sản phẩm làm từ chất liệu này cũng đắt hơn chất liệu ceramic một chút.

Bếp điện từ Supor SDHJ08-200 có bề mặt bếp làm từ pha lê

Bếp điện từ Supor SDHJ08-200 có bề mặt bếp làm từ pha lê

Kính chịu nhiệt

Kính cường lực là kính được nung ở nhiệt độ khoảng 700°C và cho nguội nhanh bằng khí để tạo sức căng bề mặt, tăng khả năng chịu lực, chống lực va đập, chịu tải trọng lớn và chống vỡ do ứng suất nhiệt.

Kính chịu nhiệt có khả năng chịu sốc nhiệt tốt với khả năng chịu nhiệt độ lên tới 1500 độ C. Ngoài ra kính cũng chịu lực cao gấp 4-5 lần so với kính thường, chịu được va đập mạnh. Khi kính bị vỡ thì nó sẽ vỡ thành những hạt rời nhau, không có cạnh sắc bén và sẽ không gây tổn thương cho người dùng như kính thường. Kính chịu nhiệt cũng có khả năng cách điện cao, đảm bảo an toàn khi sử dụng kính chịu nhiệt làm mặt bếp cho các sản phẩm bếp điện như bếp từ và bếp hồng ngoại. Bên cạnh đó, chất liệu này còn có giá thành rẻ, giúp làm giảm giá thành các sản phẩm sử dụng chất liệu này.

Bên cạnh những tính năng nổi bật đó, kính cường lực còn gặp một số hạn chế như nguy cơ nổ vỡ tự nhiên. Mặc dù tỷ lệ này rất thấp nhưng tấm kính cường lực có thể gặp phải tình trạng nổ vỡ tự nhiên, tạo cảm giác bất an cho người sử dụng.

Bề mặt bếp hồng ngoại Sunhouse SHD6005 được làm từ chất liệu kính chịu nhiệt

Bề mặt bếp hồng ngoại Sunhouse SHD6005 được làm từ chất liệu kính chịu nhiệt

Kính Schott Ceran

Schott Ceran là một loại gốm kính cao cấp có xuất xứ từ Đức, được làm từ gốm sứ thủy tinh đặc biệt. Gốm sứ thủy tinh là một loại vật liệu chất lượng cao, có nhiều đặc điểm nổi trội, gốm kính này có khả năng kháng chống lại những cú sốc nhiệt độ đột ngột lên đến 750° C. Schott là loại vật liệu thân thiện với môi trường do không chứa các kim loại nặng độc hại asen và antimon.

Schott ceran có đặc tính rất cứng, bền và chống va đập, có thể chịu được tải trọng tác động cao hơn so với tiêu chuẩn quốc tế. Tỷ lệ giãn nở vì nhiệt của vật liệu này gần như bằng 0, tính ổn định cao ngay cả khi nhiệt độ cao. Khả năng dẫn nhiệt của loại gốm kính này rất thấp nên nếu bạn có nấu bếp từ thì chỉ vùng nào tiếp xúc với đáy nồi sẽ nóng còn lại vùng ngoài sẽ hoàn toàn không nóng, rất an toàn cho người sử dụng.

Nhược điểm duy nhất của loại chất liệu này có lẽ là giá thành cao. Chất liệu này chủ yếu sử dụng cho các loại bếp từ đôi nhập khẩu với chất lượng cao.

H.L

(Tổng hợp)

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức liên quan
Nên chọn bếp hồng ngoại đôi hay bếp điện từ đôi?

Nên chọn bếp hồng ngoại đôi hay bếp điện từ đôi?

So sánh bếp điện từ Fagor 2VFT-400AX và bếp điện từ đôi ForCi FC-F9

So sánh bếp điện từ Fagor 2VFT-400AX và bếp điện từ đôi ForCi FC-F9

So sánh bếp điện từ Rommelsbacher CT3410 và bếp đôi Kangaroo KG356I

So sánh bếp điện từ Rommelsbacher CT3410 và bếp đôi Kangaroo KG356I

So sánh bếp điện từ đôi ForCi FC-F9 và bếp điện từ Bosch PKK611B17E

So sánh bếp điện từ đôi ForCi FC-F9 và bếp điện từ Bosch PKK611B17E

So sánh bếp điện từ Baumatic BHC606SS và bếp điện từ đôi ForCi FC-F9

So sánh bếp điện từ Baumatic BHC606SS và bếp điện từ đôi ForCi FC-F9

So sánh bếp điện từ Cata TC604FVI và bếp điện từ đôi Chef's EH-DIH866

So sánh bếp điện từ Cata TC604FVI và bếp điện từ đôi Chef's EH-DIH866

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất