Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Nước chiếm 70% cơ thể, chính vì thế đóng vai trò hết sức quan trọng cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, các loại nước khác nhau cần có “độ sạch” khác nhau, nước tắm rửa, nước uống, nước nấu ăn…sẽ có những tiêu chuẩn không giống nhau.
Ngay từ xa xưa, do chưa có các nhà máy lọc nước, ông cha ta đã phải đào giếng để lấy các mạch nước ngầm để tắm rửa. Tuy nhiên, để ăn uống, do không thể dùng mạch nước ngầm trực tiếp khiến ông cha đã sử dụng các bể lọc nước để lọc sạch các cặn bẩn, mùi và mang tới một dòng nước sạch đảm bảo ăn uống không ảnh hưởng tới cơ thể.
Vậy bể lọc truyền thống có cấu tạo như thế nào và có khả năng lọc sạch nước hay không?
1. Cấu tạo bể lọc nước truyền thống
Thông thường bể lọc truyền thống xa xưa gồm có cát và sỏi, ngày nay con người cùng tìm tòi ra nhiều vật liệu có khả năng loại bỏ các tạp chất tan trong nước như than hoạt tính, vật liệu khử sắt cát mangan, cát thạch anh,…
Trong đó, các lớp vật liệu sẽ được xếp lớp xen kẽ nhau. Nước đầu vào sau khi qua vòi sen tạo mưa hoặc dẫn trực tiếp vào đi qua lớp cát trên cùng để loại sơ các loại bụi bẩn, sinh vật phù du nhỏ. Nước tiếp tục lọc qua lớp than hoạt tính để loại bỏ các chất hữu cơ độc hại, mùi khó chịu,…Qua lớp than hoạt tính, nước tiếp tục thấm qua lớp cát sỏi tiếp theo để ra bể chứa nước sau lọc và sử dụng trong sinh hoạt. Ngoài bể đơn giản như trên, các loại bể 3 ngăn chia riêng biệt : lắng, lọc và chứa cũng được sử dụng phổ biến trong đó giai đoạn lọc cũng như kiểu bể đơn giản trên. Việc sử dụng bể lọc thô đơn giản như trên cần chú ý đến việc xả cặn, thau rửa bể và thay vật liệu định kỳ hàng năm để đảm bảo cho quá trình lọc hiệu quả.
2. Các ưu nhược điểm của bể lọc nước sạch truyền thống
Với cấu tạo của mình, các loại bể lọc nước truyền thống có khá nhiều các ưu điểm nổi bật như:
– Ưu điểm của bể lọc nước sạch truyền thống
+ Chi phí xây dựng thấp.
+ Nguồn vật liệu lọc dễ kiếm
+ Dễ thực hiện
+ Cung cấp nguồn nước sạch để sử dụng, tuy nhiên hạn chế trong việc loại bảo một số độc tố đối với các vùng đất có nước bị nhiễm chì, độc khác….
– Nhược điểm của phương thức lọc nước truyền thống
+ Bể lọc cần diện tích lớn để lọc và chứa nước, tốn diện tích.
+ Không loại bỏ được hoàn toàn các tạp chất nguy hại, vi sinh vật,…
+ Tốn công sức cho việc thau rửa bể và thay vật liệu định kỳ.
Bể lọc thô sử dụng chủ yếu ở các hộ gia đình vùng nông thôn thường được xây dựng bằng gạch và xi măng nên cồng kềnh, cần diện tích chiều cao nhất định để đặt trong khuôn viên gia đình. Ngoài ra với các vật liệu lọc thường là cát sỏi, than hoạt tính nên bể lọc thô này chỉ có tác dụng loại bỏ các cặn bẩn, rỉ sét, một số chất hữu cơ, kim loại nhất định có thể bị hấp thụ bởi vật liệu lọc trên. Nước nên nước sau lọc chỉ đảm bảo cho việc phục vụ sinh hoạt trong đời sống hằng ngày như tắm rửa, giặt đồ, vệ sinh,… Về ăn uống thì nước qua bể thô này chưa đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các thành phần nguy hại khác trong nước như chất hữu cơ độc hại, thuốc trừ sâu, kim loại nặng khác, các vi sinh vật có hại,… nên vẫn cần xử lý triệt để đảm bảo nguồn nước an toàn đạt tiêu chuẩn của bộ y tế.
Do đó, để đảm bảo an toàn, đặc biệt là trong thời điểm hiện tại tình trạng nhiễm bẩn nguồn nước xảy ra ở khắp nơi, bạn nên chọn sử dụng nước sạch từ các nhà máy lọc nước và để uống nên sử dụng máy lọc nước để đảm bảo an toàn hơn.