Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Đau nủa đầu thường gặp ở trẻ em trong lứa tuổi học đường, và trẻ em gái thường bị nhiều hơn trẻ em trai. Những phụ nữa thì đau nửa đầu thường gặp ở tuổi trung niên từ 35-45 tuổi. Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào chỉ ra chính xác nguyên nhân gây ra bệnh đau nửa đầu. Với trẻ em, bệnh thường khởi phát quanh lứa tuổi dậy thì; hoặc do ảnh hưởng của di truyền.
Đau nửa đầu gây ra những cơn đau từng cơn, có thể đau một bên hay cả hai bên đầu, vùng thái dương. Những cơn đau, nhức dữ dội kéo dài vài tiếng nhưng trong một số trường hợp kéo dài trong vài ngày. Mức độ đau và tần số ở mỗi người là khác nhau. Các triệu chứng kèm theo là buồn nôn, nôn, cáu gắt vô cớ,…Đau nửa đầu sẽ trở nên khó chịu hơn rất nhiều khi có sự xuất hiện của ánh sáng chói vào, tiếng ồn lớn, hay tâm lý đang căng thẳng. Đau nửa đầu cũng rất dễ bị tái phát, và mỗi lần phát sẽ gây cho người bệnh rất nhiều khó chịu, gây nhanh quên, rối loạn tiêu hóa, tiểu tiện.
Để ngăn ngừa những cơn đau nửa đầu, bạn không nhất thiết phải dùng thuốc mà có thể sử dụng ngay từ những thực phẩm đơn giản thường dùng trong bữa cơm gia đình.
Cá: Cá là thực phẩm thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, có tác dụng tốt với tim mạch. Ngoài ra, cá có chưa Omega 3 EPA và DHA rất tốt cho bệnh đau nửa đầu. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng bổ sung dầu cá có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của đau nửa đầu trong vòng 6 tuần. Cá hồi, cá ngừ, cá thu là những nguồn cung cấp dồi dào Omega-3.
Trong cá hồi chứa nhiều Omega 3 rất tốt cho bệnh đau nửa đầu
Gừng: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gừng có thể làm giảm cảm giác buồn nôn (triệu chứng vốn đi kèm bệnh đau nửa đầu). Khi bị đau nửa đầu, bạn có thể sử dụng bột gừng pha với sữa ấm, vài giờ uống 1 lần. Bạn cũng có thể mang theo kẹo gừng bên mình nếu cơn đau nửa đầu xuất hiện thường xuyên.
Gừng làm giảm các dấu hiện buồn nôn của đau nửa đầu
Bông cải xanh: Magnesium giảm xuống thường gây ra tình trạng căng cơ, đau nửa đầu. Bổ sung riboflavin sẽ giúp cân bằng lại lượng magnesium bị thiếu hụt. Cải xanh là một trong những thực phẩm tiêu biểu có chứa nhiều riboflavin.
Cải bó xôi, chuối, bơ, hạnh nhân, gạo lức: Việc thiếu hụt magnesium sẽ gây ra chứng đau nửa đầu. Trong cải bó xôi, chuối, bơ, hạnh nhân, gạo lức,…có chứa nhiều magnesium giúp bổ sung lại lượng lượng magnesium bị thiếu hụt, hạn chế đau nửa đầu.
Sữa chua: Vitamin B trong sữa lên men rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, trong sữa chua cũng chứa nhiều riboflavin, giúp cân bằng việc thiếu hụt magnesium – một trong những nguyên nhân gây đau nửa đầu.
Sữa chua cũng chứa nhiều riboflavin giúp hạn chế đau nửa đầu
Sữa ít béo: Sữa ít béo chứa nhiều Calcium giúp giảm căng thẳng mạch máu – nguyên nhân gây ra đau nửa đầu.
Cà phê: Trong cà phê có chứa acetaminophen và aspirin caffeine có khả năng co những mạch máu bị sưng trong não. Bạn có thể uống một tách cà phê ngay khi có cơn đau nửa đầu.
Mất nước: Mất nước là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng đau đầu, việc bổ sung đủ nước hàng ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế đau đầu. Ngoài ra, khi uống nước bạn cũng có thể cho thêm một lát chanh nhỏ vào.
Ngoài uống nước, bạn có thể sử dụng những hoa quả chứa nhiều nước như dưa hấu
Ngoài ra, một biện pháp rất đơn giản nữa để phòng tránh đau nửa đầu là có thói quen sống lành mạnh:
– Tránh những nơi la hét, có tiếng ồn lớn
– Ngủ đủ giấc, đủ giờ, làm việc điều độ.
– Uống nước thường xuyên, và uống đủ 8 ly nước mỗi ngày.
– Không nên dùng thuốc lá, chất tạo ngọt, bia, rượu,…vì đây là những chất gây kích thích đau nửa đầu.
– Tập thể dục hàng ngày, đặc biệt là tập yoga vừa giúp tăng cường sức khỏe, thư giãn và giảm stress rất tốt.