Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Một chiếc bỉm tã giấy sử dụng cho bé trong suốt thời gian từ khi bé mới chào đời đến ít nhất là khi bé được 1- 2 tuổi, do đó không thể phủ nhận được ảnh hưởng của bỉm tã mà mẹ dùng cho bé có tác động nhất định đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Chính vì vậy mà sự an toàn của các loại bỉm tã giấy được các mẹ quan tâm, đặc biệt là các loại hóa chất nào được sử dụng trong bỉm tã giấy ?
Dưới đây là các loại hóa chất phổ biến được sử dụng để xử lý các loại bỉm tã trên thị trường :
Chất tẩy Chlorine (CIo) và chất hóa quang tạo độ trắng cho sản phẩm.
Những sản phẩm tã giấy được sản xuất từ những nguyên liệu tái chế không rõ nguồn gốc, không an toàn thường được tẩy bằng Clo và tạo độ trắng bằng chất hóa quang. Điều này thường khó phát hiện bằng mắt thường, thậm chí nếu có thì các mẹ lại bị thuyết phục với lập luận rằng đó là bông tự nhiên rất tốt cho bé.
Hậu quả của việc sử dụng hai chất này trong sản xuất tã giấy em bé đó là có thể gây kích ứng da, hăm hoặc viêm nhiễm đường sinh dục của trẻ. Nguy hiểm hơn nữa, theo GreenAmerica.org, các nhà nghiên cứu đã phát hiện dấu vết của dioxin – phụ phẩm của quá trình tẩy trắng trong nhiều loại tã giấy. Và từ rất lâu khoa học đã khẳng định rằng không có một liều lượng nào là an toàn hoặc ngưỡng dioxin mà dưới nó thì không gây ung thư.
Formaldehyd
Đây chính là chất đầu tiên trong dãy đồng đẳng của andehit với cấu tạo hóa học là HCHO. Chất này được nhà sản xuất sử dụng trong tã giấy em bé để chống nhăn, chống bám bẩn và giúp sản phẩm bền màu hơn. Hiển nhiên mục tiêu ở đây là để thuyết phục mắt thẩm mỹ của bố mẹ chứ không phải sức khỏe của bé. Vậy nên trước hết bạn nên tự nhủ với bản thân đừng chọn tã chỉ vì đẹp.
Hậu quả của việc sử dụng formaldehyd lâu dài đó là có thể gây phơi nhiễm, nếu nhẹ thì có thể có các biểu hiện như kích thích mắt và màng nhầy, làm chảy nước mắt, đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở, nặng có thể gây ung thư.
Hiển nhiên lượng formaldehyd trong những sản phẩm tã giấy em bé không an toàn cũng không lớn tới mức sẽ gây hậu quả ngay lập tức, tuy nhiên có nguy cơ tiềm ẩn lâu dài.
Hóa dầu xylene, ethylbenzene, styrene và ispropylene.
Những chất này giúp sản phẩm tã giấy em bé bền và dai hơn, nhưng mặt khác đây sẽ là yếu tố làm tổn thương các tế bào biểu bì của trẻ và nguy hiểm hơn là dẫn đến rối loạn nội tiết, ảnh hưởng lâu dài tới trẻ.
Những hóa chất tồn đọng trong nguyên liệu
Bông, bột giấy là thành phần chiếm tỷ lệ rất lớn trong tã giấy em bé, tuy nhiên chất lượng nguyên liệu mà mỗi nhà sản xuất sử dụng là hoàn toàn khác nhau. Đó có thể là nguyên liệu chất lượng cao trồng tại những cánh rừng được quản lý nghiêm ngặt, đảm bao an toàn khi sử dụng.
Khi hiểu được thành phần chính của các loại bỉm tã giấy trên đây, hi vọng các mẹ có thể đưa ra quyết định sử dụng cho bé loại bỉm tã giấy chất lượng và tránh bỉm tã giấy giá rẻ cũng như lạm dụng sử dụng bỉm tã giấy cho bé. Thay vào đó, mẹ có thể dùng bỉm vải , tã lót , tã giấy hữu cơ v.v.. để giúp bé tránh được sự nguy hại của các chất có trong bỉm tã.