Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Thông số cấu hình điện thoại Nokia C20
Trước tiên, cùng tham khảo qua một vài thông số cơ bản nhất về điện thoại Nokia C20:
- Công nghệ màn hình: IPS LCD
- Độ phân giải: HD+ (720 x 1600 Pixels)
- Màn hình rộng: 6.5 inch
- Tần số quét: 60 Hz
- Độ phân giải camera sau: 5 MP
- Độ phân giải camera trước: 5 MP
- Hệ điều hành: Android 11 (Go Edition)
- Chip xử lý (CPU): Spreadtrum SC9863A 8 nhân
- Tốc độ CPU: 4 nhân 1.6 GHz & 4 nhân 1.2 GHz
- Chip đồ họa (GPU): Mali-G52 MC2
- RAM: 2 GB
- Dung lượng lưu trữ: 32 GB
- Dung lượng pin: 2950 mAh
- Hỗ trợ sạc tối đa: 5 W
- Sạc kèm theo máy: 5 W
- Kích thước, khối lượng: Dài 169.9 mm – Ngang 77.9 mm – Dày 8.8 mm – Nặng 191 g
- Thời điểm ra mắt: 06/2021
Về cơ bản, điện thoại Nokia C20 có cấu hình khá nhẹ nên mình nghĩ sẽ không tiêu tốn quá nhiều năng lượng để vận hành nó đâu!
Kiểm chứng pin điện thoại Nokia C20
Để biết được chính xác pin điện thoại Nokia C20 tốt đến đâu, mình đã thực hiện vài bài test quen thuộc. Đầu tiên, mình thử tới 4 tác vụ bao gồm chơi game Liên quân Mobile, xem video trên Youtube, lướt Facebook và lướt web. Mình trải nghiệm xoay vòng theo thứ tự mỗi tác vụ một tiếng, dùng đến khi hết pin thì thôi.
Một điểm nữa là mọi thiết lập dành cho điện thoại Nokia C20 trước khi bước vào thực hiện các thao tác sẽ được duy trì từ đầu tới cuối: độ sáng màn hình bật tối đa 100%, âm lượng 100%, sử dụng kết nối wifi, không bật chế độ tiết kiệm pin.
Kết quả là điện thoại Nokia C20 trụ được 4 tiếng 47 phút. Đây chưa phải một con số đáng để trầm trồ khi nghe đến nhưng nếu đặt trong bối cảnh của một viên pin chưa tới 3000mAh và nhu cầu cơ bản của người dùng thì mình cho rằng gần 5 tiếng là khá ổn rồi.
Để chắc chắn hơn về khả năng trụ lại của pin điện thoại Nokia C20 với những tác vụ phổ thông nhất. Mình lại tiếp tục bài test đơn, tức là sử dụng điện thoại Nokia C20 từ khi 100% pin cho tới lúc sập nguồn với từng ứng dụng, trình duyệt web.
Theo đó, mình có thể xài Zalo trong 4 giờ 24 phút, Facebook là 4 tiếng 56 phút còn đâu với Chrome, Messenger hay Youtube thì đều trên 5 tiếng cả.
Điện thoại Nokia C20 không phải một phiên bản được định danh ở hạng mục chơi game cấu hình cao nhưng mình vẫn thử test pin của nó với Liên Quân Mobile và PUBG Mobile. Dù trải nghiệm có giật lag nhưng để lấy được kết quả cuối cùng mình vẫn quyết tâm chịu đựng cảm xúc không mấy thú vị này. Và rồi kết quả lại làm mình khá hài lòng khi điện thoại Nokia C20 có thể duy trì được trong vòng 4 giờ 21 phút đối với Liên quân Mobile còn PUBG là 3 giờ 49 phút. Điều này cũng dễ hiểu thôi, rõ ràng là vì PUBG Mobile đòi hỏi một cấu hình cao hơn, game nặng hơn thì ắt tốn nhiều pin hơn rồi.
Thời gian sạc đầy cho điện thoại Nokia C20
Sạc kèm theo điện thoại Nokia C20 là 5W nên mình cũng không mong chờ quá nhiều vào tốc độ sạc của nó. Từ lúc điện thoại Nokia C20 sập nguồn cho tới khi đầy 100% mình đã canh thời gian thì mất đâu đó 2 giờ 52 phút.
Tất nhiên mình cũng không đòi hỏi ở điện thoại Nokia C20 tốc độ sạc vèo vèo vì giá của nó rẻ quá mà. Nhưng công tâm mà nói, khi so sánh với mấy dòng smartphone giá rẻ thì tốc độ sạc này cũng thuộc dạng phổ biến.
Báo giá điện thoại Nokia C20
Sau hơn một năm ra mắt, điện thoại Nokia C20 vẫn được bày bán nhiều ở các siêu thị điện máy chứng tỏ sức hấp dẫn của nó không hề giảm chút nào. Mức giá tham khảo ở thời điểm hiện tại dành cho điện thoại Nokia C20 là 1.990.000 VNĐ.
Nhìn chung, điện thoại Nokia C20 đúng dạng “ăn chắc mặc bền”, nó sẽ phù hợp với những ai chỉ có nhu cầu sử dụng hết sức cơ bản như nghe gọi, video call.