Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. Triệu chứng tắc tia sữa nổi cục là gì?
1.1. Ngực nổi sưng to cả bầu hoặc nổi cục
Triệu chứng đầu tiên của tắc tia sữa vón cục chính là cả bầu ngực của bạn đột nhiên sưng to lên và bạn có thể lấy tay sờ thấy các cục sữa. Trong giai đoạn mới chớm thì tắc tia sữa nổi cục nhưng không đau chỉ gây khó chịu cho chị em. Các cục sữa này có kích thước khác nhau, lúc mới bị thì nó nhỏ sau dần các cực sữa sẽ to và rất rắn. Bệnh nặng hơn thì sờ vào sẽ thấy đau vô cùng.
Triệu chứng tắc tia sữa có cục.
1.2. Bầu vú nóng, đau nhức
Sau khi tia sữa bị vón cục mà không được làm tan nhanh thì bệnh sẽ bắt đầu phát triển sang giai đoạn toàn bộ bầu vú bị nóng lên, đau nhức rất khó chịu. Bạn rất dễ nhận ra triệu chứng này khi bạn chỉ chạm tay nhẹ vào thôi cũng thấy đau và cả bầu ngực căng cứng lại, nóng rát nữa.
1.3. Nóng sốt toàn thân
Khi bầu ngực đã căng cứng và nóng rát rồi thì bệnh chuyển biến rất nhanh, bạn bị sốt có thể từ sốt nhẹ đến sốt cao. Khi bạn bị sốt thì lúc này bệnh đã trở nặng, bạn vừa chịu sự đau đớn ở ngực vừa bị sốt cao, người vô cùng mệt mỏi, khó chịu. Ngực lúc này căng cứng rất khó chịu, gây bất tiện cho bạn trong mọi hoạt động.
1.4. Tia sẽ ra ít hoặc bị tắc hoàn toàn
Triệu chứng rõ nhất khi bị tắc sữa nổi cục chính là bạn thấy sữa chảy ra ít thậm chí hút bằng máy sữa cũng không chảy ra trong khi đó ngực của bạn rất căng cứng. Các tia sữa hoàn toàn bị bịt kín lại, chỉ có 1-2 tia chảy ra lúc đầu sau đó cũng không chảy ra nữa. Lúc này bạn không chỉ bị tắc tia sữa nữa mà nó đã chuyển sang giai đoạn cuối cùng đó là giai đoạn áp xe vú gây nhiều biến chứng rất nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
Tia sữa bị tắc hoàn toàn.
2. Nguyên nhân tắc tia sữa vón cục
2.1. Cục sữa đông chặn đường ra sữa
Bạn biết rằng trong giai đoạn mang thai rất là ở thời kỳ cuối thì sẽ xuất hiện sữa non. Nếu bạn không hút sữa non ấy ra thì nó sẽ ứ đọng lại bên trong lâu ngày nó sẽ bị đông lại, đóng cục lại nhưng không hề gây đau cho người bệnh. Do vậy, sau sinh khi các tia sữa hoạt động thì sẽ bị các cục sữa đông trước đó chặn lại nếu bạn không biết cách dây bầu vú sao cho đều để thông tia sữa thì tắc tia sữa là điều không tránh khỏi.
2.2. Mẹ sinh mổ, cho trẻ bú muộn
Nguyên nhân phổ biến gây ra tắc tia sữa đối với các phụ nữ sinh mổ chính là cho trẻ bú muộn. Bởi sau khi mổ thì hai mẹ con sẽ bị tách ra khoảng 1 ngày. Khi đó,bé không được bú mẹ ngay trong khi đó sữa về mà không được hút ra thì rất dễ bị tắc tia sữa.
2.2. Bé bú không hết hoặc ít cho trẻ bú
Trong những tháng đầu sau sinh bé bú rất ít vì dạ dày bé chưa phát triển nên đối với những người sữa nhiều hay sữa ít đều rất dễ bị tắc trong giai đoạn này. Bởi bé bú không hết lượng sữa tiết ra, sữa thừa đó mẹ lại không hút ra nên sẽ ứ đọng ở bên trong, lâu dần sẽ bị tắc.
2.3. Tư thế cho bé bú sai cách
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tắc tia sữa thành cục đó chính là cho bé bú sai tư thế, ngậm sai khớp vú. Việc bạn cho bé ngậm sai khớp vú cũng như tư thế bế bé bú không đúng thì sẽ làm cho sữa không được tiết được ra và bị tắc bên trong gây ra tắc tia sữa.
2.4. Ít uống nước và chất xơ
Thông thường, các chị em sau sinh sẽ được các bác sĩ dặn dò là phải uống nhiều nước, uống càng nhiều càng tốt. Bời uống nước nhiều sau sinh không chỉ giúp máu lưu thông, sản dịch nhanh hết mà còn giúp sữa về nhanh và nhiều. Ngược lại, bạn uống quá ít nước, ăn uống không đủ chất xơ cũng là một nguyên nhân gây ra tắc sữa sau sinh.
2.5. Mặc áo lót quá chật
Việc bạn mặc áo lót quá chật sẽ ngăn lại dòng sữa tiết ra gây ứ đọng bên trong lâu ngày sẽ bị tắc sữa ngay. Khi sữa về mà bạn mặc áo quá chật, đầu ti sẽ chạm vào áo lót và ngăn cản sữa chảy ra nên sẽ dẫn đến tia sữa bị tắc.
Nguyên nhân gây tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh.
3. Tắc tia sữa nổi cục có nguy hiểm không?
Trong giai đoạn đầu bị tắc thì nó không nguy hiểm, chỉ gây khó chịu và bất tiện cho các bà mẹ sau sinh. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm để bệnh nặng hơn thì nó rất nguy hiểm. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của hai mẹ con: đối với con, con không được bú mẹ thường xuyên là một thiệt thòi lớn, khả năng đề kháng của trẻ sẽ rất thấp và dễ mắc các bệnh hô hấp hơn.
Hơn nữa, nguy cơ thiếu dinh dưỡng ở tháng đầu là rất con. Còn đối với mẹ thì vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm sẽ rất dễ đến viêm tuyến vú, áp xe vú, u xơ tuyến vú thậm chí biến chứng nặng có thể hoại tử vú phải cắt bỏ hoàn toàn. Điều đó, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần của chị em phụ nữ sau sinh.
4. Cách chữa tắc tia sữa nổi cục
4.1. Cho bé bú thường xuyên, đúng cách
Cách chữa hiệu quả nhất đối với giai đoạn đầu mới bị tắc chính là cho con bú thường xuyên, đúng cách, đúng tư thế, càng bú nhiều càng tốt, nó sẽ giúp cho sữa được thông ra ngoài. Bởi lực hút của trẻ rất mạnh sẽ giúp các tia sữa được lưu thông một cách nhanh chóng.
4.2. Điều trị tại nhà
Việc tắc tia sữa bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách thực hiện các mẹo sau đây.
Thứ nhất, massage: Cách điều trị tốt nhất khi ở giai đoạn mới chớm tắc thì massage là phương pháp mang lại hiệu quả tức thì. Bạn massage bầu ngực nhẹ nhàng, di chuyển theo hình vòng tròn và theo chiều kim đồng hồ thì sữa sẽ chảy ra ngay lập tức.
Thứ hai, chườm nóng, đây là một trong những cách kích thích sữa về hiệu quả, cách làm đơn giản. Khi bạn bị tắc tia sữa nổi cục thì bạn lấy một chiếc khăn ấm mỗi ngày lên bầu ngực khoảng 15 -20 phút mỗi lần, 4-5 lần trên ngày. Khi bạn chườm nóng thì sẽ làm cho các tuyến sữa sẽ nở ra và giúp cho sữa được lưu thông nhanh chóng, các cục sữa đông sẽ tan ra.
Vừa chườm nóng vừa hút sữa là cách điều trị hiệu quả nhất trong chữa tắc sữa tại nhà. Bạn lưu ý, nhiệt độ chườm tốt nhất là 35 đến 40 độ, không được dùng nước nóng quá để chườm dễ gây bỏng, thậm chí còn làm tình trạng tắc sữa bị nặng hơn.
Thứ ba, dùng các dòng máy hút sữa hoạt động hiệu quả, an toàn khi sử dụng đây là cách điều trị phổ biến mà các chị em lựa chọn trong điều trị tắc tia sữa. Sau khi cho con bú, bạn nên dùng máy hút sữa hút hết sữa thừa ra để sữa không bị ứ đọng lại bên trong rất dễ gây tắc lại.
Thứ tư, Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian nghỉ ngơi khoa học, đặc biệt uống thật nhiều nước sẽ là cách tốt nhất để tránh bị tắc tia sữa. Bởi phụ nữ sau sinh mà stress thường xuyên, ăn uống không đủ chất, thời gian nghỉ ngơi quá ít… đều là nguyên nhân gây ra tắc sữa. Bạn cần để tinh thần thoải mái, giấc ngủ phải đủ giờ…thì sẽ không bị tắc tia sữa.
Cuối cùng là để phòng và điều trị tắc tia sữa tại nhà hiệu quả chính là uống các viên nang thông tuyến sữa. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc viên chống tắc tia sữa được làm từ thuốc đông y cũng mang lại hiệu quả nhất định trong điều trị tắc tia sữa có cục này. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kỹ các viên uống này, mua ở nơi uy tín, chất lượng để không ảnh hưởng đến chất lượng sữa của bạn.
4.2. Can thiệp tại bệnh viện
Khi bạn thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà mà tình trạng bệnh không thuyên giảm, tình trạng càng nặng hơn thì cần đưa đến bệnh viện ngay. Nếu để lâu sẽ rất dễ dẫn đến bị áp xe vú gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khi đến bệnh viện thì các bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị riêng theo tình trạng bệnh của bạn. Thông thường, đầu tiên bạn sẽ được điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu. Nếu phương pháp này không mang lại hiệu quả thì bạn sẽ được bác sĩ kê thuốc và đi chích. Chích áp xe là biện pháp cuối cùng nếu các phương pháp không có hiệu quả. Phương pháp này sẽ khiến cho người bệnh vô cùng đau đớn, nhiều người nói chích áp xe vú đau hơn cả đau đẻ.
Có thể điều trị tắc sữa nhờ sự can thiệp của bác sĩ tại bệnh viện.
Như vậy, tắc tia sữa nổi cục vô cùng nguy hiểm và gây nhiều biến chứng đến sức khỏe của các chị em sau sinh. Lời khuyên cho bạn, khi bạn có các dấu hiệu tắc sữa thì bạn nên đến ngay các trung tâm y tế chuyên nghiệp để được thăm khám và điều trị kịp thời.