Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Có bao giờ bạn tự hỏi, cùng một công dụng để lưu trữ và bảo quản thực phẩm, giữa tủ đông dân dụng và tủ đông công nghiệp có khác biệt gì không? Cùng khám phá nhé.
1. Sự khác biệt về mục đích sử dụng
Ngay trong tên gọi bạn đã có thể dễ dàng hình dung ra 2 loại tủ đông này phục vụ cho những mục đích khác nhau.
Nếu như các tủ đông dân dụng được thiết kế phục vụ cho nhu cầu của cá nhân, gia đình, cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, quán ăn quy mô vừa và nhỏ để bảo quản, lưu trữ và thậm chí là trưng bày thực phẩm… thì các loại tủ đông công nghiệp lại hướng tới những đối tượng khác. Do đặc điểm chúng có khả năng bảo quản một lượng lớn thực phẩm đảm bảo phục vụ tốt nhất khách hàng tại nhà hàng, khách sạn, siêu thị có quy mô lớn hoặc theo chuỗi. Đồng thời, ở những đối tượng này còn có nhu cầu lưu trữ thực phẩm lớn theo mùa vụ. Trong khi tủ đông dân dụng không thể đáp ứng được phải cần đến tủ đông công nghiệp. Nhờ đó, nhà hàng, khách sạn, siêu thị có thể “chiều lòng” khách hàng bằng những món ăn thơm ngon, thậm chí là trái mùa.
2. Sự khác biệt về dung tích và kiểu dáng
Giữa tủ đông dân dụng và tủ đông công nghiệp cũng có sự khác biệt về dung tích và kiểu dáng.
- Về dung tích: Nếu như các sản phẩm tủ đông dân dụng có dung tích từ 100 lít trở lên cho tới dưới 500 lít thì các sản phẩm tủ đông công nghiệp lại có dung tích từ 500 lít – trên 1000 lít. Điều này là dễ hiểu bởi đối tượng và mục đích sử dụng của hai loại tủ đông này là khác nhau dẫn tới sự khác biệt về dung tích.
- Về kiểu dáng: Dù là tủ đông công nghiệp hay tủ đông dân dụng đều có đặc điểm chung là được thiết kế cả dáng đứng, dáng nằm; 1 ngăn đông hoặc 2 ngăn (1 ngăn mát + 1 ngăn đông). Tuy nhiên, tủ đông dân dụng được thiết kế với nhiều kiểu dáng, mẫu mã bắt mắt còn đối với tủ đông công nghiệp thường được thiết kế rất đơn giản. Đối với tủ đông dân dụng có thể được thiết kế với nắp mở kiểu vani, kiểu lùa, mặt kính, mặt chống xước… để đảm bảo tính thẩm mỹ thì tủ đông công nghiệp thường được thiết kế với chất liệu inox cao cấp đơn giản với ngăn mở thông thường.
3. Sự khác biệt về công suất
Mặc dù, có chung một vai trò là lưu trữ thực phẩm ở nhiệt độ thấp để kéo dài thời gian sử dụng thực phẩm. Tuy nhiên, công suất cũng là một trong những yếu tố để đánh giá sự khác biệt giữa 2 sản phẩm tủ đông này.
Đối với tủ đông dân dụng bảo quản, lưu trữ thực phẩm ít hơn nên có công suất nhỏ hơn so với tủ đông công nghiệp. Đối với ngăn đông của tủ đông dân dụng thường có nhiệt độ là – 18 độ C. Trong khi đó, tủ đông công nghiệp cần phải bảo quản một số lượng lớn thực phẩm nên chúng cần vận hành với công suất lớn. Bên trong ngăn đông của một chiếc tủ đông công nghiệp có nhiệt độ khoảng – 21 đến -12 độ C. Với mức nhiệt này lượng lớn thực phẩm được bảo quản một cách tốt nhất.
4. Sự khác biệt về giá thành
Giá thành cũng có sự khác biệt giữa hai loại tủ đông này. Đối với tủ đông dân dụng có giá thành thấp hơn nhiều so với tủ đông công nghiệp.
Trên thị trường, trung bình một chiếc tủ đông dân dụng của các thương hiệu như: tủ đông Sanaky, Hòa Phát, Darling, Kangaroo, Denver… dung tích nhỏ nhất là 100 lít sẽ có giá vào khoảng 5 – 7 triệu đồng/ chiếc. Còn đối với một chiếc tủ đông công nghiệp của các hãng như tủ đông Kistem, Happy Cook, Fushima,… chúng lại có giá thành cao hơn, trung bình khoảng 30 – 80 triệu đồng/ chiếc.
Trên đây là những phân tích về sự khác biệt giữa tủ đông dân dụng và tủ đông công nghiệp dựa vào những chỉ tiêu cơ bản. Hy vọng, những thông tin này phần nào làm sáng tỏ được những thắc mắc của bạn về 2 loại sản phẩm này.