Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Ngày nay, có rất nhiều quảng cáo về các loại sơn móng tay cho trẻ em. Các cô công chúa nhỏ thường mê mẩn những lọ sơn móng tay và đòi bắt chước theo người lớn. Để chiều theo sở thích của con, nhiều bậc phụ huynh đã không ngần ngại mua những loại sơn móng tay với đủ màu sắc bắt mắt.
Tuy nhiên, nhiều người còn quan ngại về ảnh hưởng của các thành phần hóa học có trong sơn móng tay tới sức khỏe của các bé. Vậy sơn móng tay cho trẻ có hại hay không? Trong quá trình sơn móng cần lưu ý những gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết một số lưu ý cho các mẹ khi sơn móng tay trẻ em.
Những điều cần biết cho các mẹ khi sơn móng tay trẻ em
Tác hại của việc sơn móng tay trẻ em
Các mẹ có thể sơn móng tay cho các bé tuy nhiên không nên lạm dụng bởi theo các chuyên gia, các sản phẩm sơn móng tay cho trẻ em thường có chứa các hóa chất độc hại như:
- Sơn móng tay trẻ em có chứa dung môi toluene
Toluene là loại dung môi thường được sử dụng trong các sản phẩm dung dịch tẩy rửa, sản phẩm gia dụng, một số loại nước hoa và đặc biệt là trong các lọ sơn móng tay. Hóa chất này có thể gây kích ứng da, đau đầu, chóng mặt ảnh hưởng đến hệ hô hấp và hệ thần kinh. Bên cạnh đó, bà bầu tiếp xúc với hóa chất này cũng có thể gây hại cho thai nhi, làm tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh.
- Chất hóa dẻo dibutyl phthalate
Dibutyl phthalate có tác dụng giữ cho sản phẩm không bị vón cục hoặc thay đổi hình dáng. Tuy nhiên, theo các nghiên cứU mới đây thì chất này vô cùng độc hại đến sức khỏe trẻ em. Thậm chí còn được gọi là độc tố sinh sản. Hiện nay, châu Âu và một số quốc gia khác đã nghiêm cấm việc sử dụng chất này trong mỹ phẩm và đồ chơi dành cho trẻ em. Tuy nhiên, có không ít loại sơn móng tay giá rẻ vẫn có chứa hàm lượng dibutyl phthalate trà trộn vào thị trường.
- Nhựa, chất kết dính formaldehyde
Chất formaldehyde là loại hóa chất thường được sử dụng nhiều trong công nghiệp. Trong sơn móng tay, hóa chất này có tác dụng kết dính, giúp cho lớp sơn không bị bong tróc. Theo nghiên cứu, chất formaldehyde có thể gây ra nguy cơ bị ung thư nếu sử dụng trong thời gian dài. Nếu hít phải hóa chất này, nó có thể gây kích ứng mắt và ảnh hưởng đến đường hô hấp.
- Long não
Long não có tác dụng giúp lớp sơn móng tay bền hơn. Tuy nhiên, việc hít phải chất này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Đây là chất gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, co giật và khi đi vào máu có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm đến sức khỏe trẻ em.
Những lưu ý khi sơn móng tay trẻ em
- Các mẹ chỉ nên sơn khi bé được khoảng 5 tuổi trở lên hoặc khi bé đã không còn tật xấu cắn, mút ngón tay.
- Bạn nên sử dụng các loại sơn móng cho bé có nguồn gốc rõ ràng, cần thử các loại màu sơn nước hữu cơ.
- Hạn chế sử dụng các loại sơn móng tay có màu sắc sặc sỡ vì chúng có thể chứa nhiều hóa chất không tốt cho sức khỏe. Chỉ chọn nước sơn móng tay trong suốt hoặc màu nhạt cho trẻ.
- Khi sơn móng cho trẻ bạn nên chọn địa điểm ngoài trời, thoáng khí. Khi đó, mùi sơn sẽ được phát tán và hạn chế tối đa tình trạng trẻ hít phải khí độc.
- Sau khi sơn xong, cần giữ cho tay bé khô, không cho bé cầm, bốc thức ăn để tránh ăn phải sơn móng tay. Khi tẩy móng tay cho bé, nên dùng chanh thay vì sử dụng acetone.