Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Điện thoại Q Luna
Ưu điểm của Q Luna:
– Thiết kế đẹp, bóng bẩy
– Giá thành rẻ
Nhược điểm của Q Luna:
– Cấu hình thấp
– Thời lượng pin trung bình
– Khả năng chụp ảnh và các tính năng chưa nổi bật
Sony Xperia M2
Ưu điểm:
– Có kích thước màn hình lớn
– Thiết kế khá bỏng bẩy, thừa hưởng từ các mẫu smartphone cao cấp
– Có đi kèm tính năng mạng 4G
– Thời lượng pin tốt
– Có hỗ trợ thẻ nhớ microSD
Nhược điểm:
– Độ phân giải màn hình khá thấp
– Ảnh chụp cho độ sắc nét hơi thái quá
– Chất lượng loa ngoài và gọi thoại không có gì nổi bật
So sánh thiết kế của Q Luna và Sony Xperia M2
Mặc dù là thương hiệu Việt, nhưng Q Mobile vẫn là hãng điện thoại có cổ phần và được sản xuất tại Trung Quốc. Thế nên Q Luna trên phương diện khách quan có thể được đánh giá và so sánh với những chiếc smartphone của Trung Quốc tại thời điểm hiện nay trên thị trường.
Cảm nhận đầu tiên về thiết kế của Q Luna đó là nó không tạo dáng vẻ “Tàu” chút nào với hộp đựng, và vỏ máy được làm khá hoàn thiện và có tính thẩm mỹ cao. Cả mặt trước và sau của Q Luna đều được bảo vệ bằng một lớp kính – điều chúng ta hiếm thấy ngay cả trên những chiếc smartphone trung cấp, nhưng nay lại được trang bị trên một điện thoại giá rẻ. Q Luna bên cạnh đó cũng có độ hoàn thiện tốt hơn nhiều khi so sánh với mặt bằng chung những mẫu smartphone giá rẻ dưới 3 triệu đồng.
Đường viền xung quanh máy cũng được gia công với độ tỉ mỉ và tinh tế cao cùng những đường diamond-cut ở 4 góc máy. Những tín đồ của iPhone có lẽ sẽ ngay lập tức đưa Q Luna ra so sánh với iPhone 6, bởi đường viền này có rất nhiều nét giống với siêu phẩm của Apple. Điểm giống này càng đáng chú ý hơn khi chúng ta nhìn đến jack cắm sạc và 2 dải loa cân đối ở cạnh dưới máy.
Phía bên cạnh trái của máy sẽ là nơi đặt phím nguồn và tăng giảm âm lượng. Đây là một thiết kế khá lạ, bởi nó sẽ phù hợp hơn với người dùng thuận tay trái hơn là tay phải như thông thường. Phía bên cạnh phải sẽ là khe cắm SIM, và phía bên trên có jack cắm tai nghe 3,5mm. Mặt sau của máy chúng ta sẽ có một camera chính độ phân giải 8MP và cụm đèn Flash LED ở góc trên bên trái, cùng Logo hình chữ G chính giữa.
Về phần mình, chiếc Sony Xperia M2 có kích thước khá tương đồng với đối thủ. Tuy nhiên, với độ dày 8.6mm, máy tạo cảm giác chắc và đầm tay hơn, cũng như dễ sử dụng hơn với một tay. Mặt sau của máy làm toàn bộ bằng nhựa, cùng với lớp viền cũng bằng nhựa, nhưng được phủ một lớp làm bóng nên trông khá giống với kim loại. Và mặc dù không cảm thấy cái lạnh đặc trưng của kim loại khi chạm vào thiết bị, thì bạn vẫn thấy lớp vỏ này rất mượt tay.
Mặt sau của Xperia M2 cũng khá dễ bị xước bởi lớp vỏ nhựa bóng “giả gương”. Điều này đã được cải thiện trên chiếc Z2 nhờ một tấm kính cường lực Gorilla Glass 3 ở mặt sau. Và đây cũng là một trong những lý do mà chiếc Xperia M2 rẻ hơn nhiều so với người anh siêu phẩm của nó.
So sánh các tính năng của Q Luna và Sony Xperia M2
Về khả năng hiển thị, Q Luna không có nhiều điểm nổi bật, nhưng vẫn phục vụ tốt cho mọi nhu cầu giải trí như chơi game, xem phim, đọc sách truyện,.. với màn hình 5-inch độ phân giải HD 1280 x 720p. Các phím điều hướng của máy đặt ở bên trong giúp tiết kiệm diện tích của đường viền dưới, tuy nhiên lại khiến chiều dọc màn hình bé đi đôi chút. Khi chạy các ứng dụng toàn màn hình, dải phím này sẽ được làm ẩn đi.
Màn hình của máy sử dụng công nghệ in-Cell, mang tới chất lượng hiển thị khá tốt và có độ sáng và độ trong cao. Tuy nhiên màu sắc trên Q Luna được đánh giá là có phần hơi đậm đà quá so với thực tế.
Máy chạy nền tảng hệ điều hành Android 5.1 với một giao diện khá đơn giản và dễ sử dụng. Q Luna cũng không được trang bị quá nhiều tính năng đáng chú ý.
Về phần cứng, Q Luna hiện đang chạy chip xử lý Spreadtrum 4 tốc độ 1,2 GHz cùng 1GB RAM. Như vậy có thể thấy rằng với thông số kỹ thuật như vậy, Q Luna tỏ ra thua kém khá nhiều so với các đối thủ cùng phân khúc khi đại đa số đều được trang bị ít nhất là chip xử lý Snapdragon tầm trung mạnh mẽ, và 2GB RAM để làm việc đa nhiệm.
Về phần mình, Sony Xperia M2 có một thiết kế khá đẹp, cùng bộ giao diện, cũng như phần mềm ấn tượng. Tuy nhiên như đã nói, thì máy lại tỏ ra khá “cùi” ở lĩnh vực hiệu năng khi xuất hiện khá nhiều hiện tượng lag, giật khung hình trong quá trình sử dụng, nhất là các với các ứng dụng nặng.
Đây chính là nguyên nhân của việc ôm đồm quá nhiều phần mềm, cũng như tính năng mới của nền tảng Android, đến mức vượt qua cả giới hạn phần cứng của máy, vốn chỉ sở hữu chip xử lý tầm trung Snapdragon 400. Tuy nhiên, sự chênh lệch về tốc độ xử lý giữa OPPO R5 và Sony Xperia M2 được đánh giá là rất nhỏ, và khó để thấy sự khác biệt.
Nó có một lõi quad-core Cortex A7 tốc độ 1.2GHz, chú trọng nhiều hơn vào khả năng tiết kiệm điện năng, thay vì thuần sức mạnh xử lý. Do đó không khó để lý giải về những hiện tượng thỉnh thoảng bị giật, xử lý chậm của chiếc smartphone này.
Ở các bài thử nghiệm chạy benchmark, Xperia M2 cho một số điểm khá tương đồng với Moto G và loạt smartphone tầm trung dùng chip xử lý Snapdragon 400. Cụ thể, chiếc M2 đạt 312 điểm mỗi lõi xử lý, hay 1061 điểm về tổng thể.
Khi thử nghiệm với khả năng chơi games, máy đáp ứng khá tốt với chỉ một ít thụt giảm khung hình ở các trò chơi 3D nặng như Real Racing 3 hay Dead Trigger 2. Tất nhiên là khả năng hiển thị của nó sẽ tốt hơn nhiều với một màn hình full HD 1080p, tuy nhiên rất khó để chúng ta tìm kiếm một thiết bị vừa có những điểm mạnh như chiếc M2, mà lại vừa có màn hình độ phân giải cao.
Nhận định và so sánh giá
Như vậy có thể thấy rằng, cả Sony Xperia M2 và Q Luna đều xứng đáng nhận được những ưu ái của người dùng trong phân khúc smartphone giá rẻ vốn tồn tại sự cạnh tranh rất khốc liệt.
Lợi thế về thương hiệu giúp cho M2 được đánh giá cao hơn, tuy nhiên giá thành rẻ, hiệu năng không mấy thua kém và đặc biệt là nét đẹp về thiết kế của Q Luna cũng là một trong những yếu tố hút khách của mẫu điện thoại này.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam