1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Sinh viên nên chọn laptop Lenovo hay Sony?

Lenovo và Sony là hai thương hiệu laptop hàng đầu thế giới hiện nay vậy nên việc lựa chọn giữa một trong hai đôi khi khiến sinh viên nhức óc. Vậy tóm lại bạn nên mua laptop Lenovo hay Sony? Tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

So sánh laptop Lenovo với laptop Sony

Về thiết kế

Thiết kế của Lenovo đã quá quen thuộc với người dùng thông qua các dòng máy như IdeaPad Yoga 11, 11s Yoga, Yoga Pro 2 và ThinkPad Yoga với trọng lượng nhẹ, nhỏ gọn khi xách tay khiến nó trông như một chiếc một máy tính bảng. Song, bên cạnh những thiết kế thời thượng thì có một vài mẫu thiết kế không được khách hàng đánh giá cao như Lenovo Flex 14; Flex 14 không mạ crom sáng mà sử dụng tấm nhựa lớn màu đen nhìn hơi thô khi đóng nắp.

Đối với dòng Lenovo IBM Thinkpad thì máy có thiết kế kích thước khá nhỏ, kiểu dáng vuông vức. Điểm cộng duy nhất của model này lại nằm ở ưu điểm về độ bền linh kiện và chất lượng cũng như sức mạnh cấu hình bên trong. Tuy nhiên, Lenovo cũng có một nhược điểm mà theo đa số người dùng phản ánh là lớp nhung bọc trên nắp máy rất dễ bị trầy sướt gây cảm giác máy cũ. Nếu xác định mua máy thì bạn nên chọn dòng T series vì có khung máy bằng hợp kim rất chắc chắn, còn dòng R thì bằng nhựa composite kém bền hơn một chút.

Từ khi Sony chuyển giao cho JIP, thiết kế của hãng không được đánh giá cao do vẫn còn tồn tại một số vấn đề. Điển hình là mặc dù tung ra 2 dòng laptop thuộc dòng Ultrabook Sony VAIO Pro 13 và VAIO Pro 11 thiết kế mỏng, nhẹ với chip Haswell  đời mớ nhưng lại tồn tại nhược điểm khiến người sử dụng có thể bị thương bất cứ lúc nào vì các cạnh bên quá mỏng và sắc, nếu sơ ý sẽ làm trầy xước và chảy máu, webcam thì độ phân giải khá “nghèo nàn”, chưa kể máy nóng khi làm việc lâu và thỉnh thoảng lại nghe tiếng ồn của quạt. Đặc biệt, với laptop Sony VAIO Pro 11 thiết kế bàn phím khá nhỏ khiến cho người dùng không thoải mái và tỉ lệ gõ sai chữ “s” thuộc hàng khá cao. Nhìn chung thì theo đánh giá của người tiêu dùng, Sony đang có một bước thụt lùi, không bứt phá trong khâu thiết kế sản phẩm.

Về màn hình hiển thị và âm thanh

Laptop của Lenovo thường không chú trọng âm thanh và hình ảnh, do đó cả âm thanh và hình ảnh thường chỉ ở mức trung bình và dễ chịu, rất ít các mẫu máy tính xách tay của Lenovo nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh về điểm này. Ví dụ, IdeaPad S405 có độ sáng tốt hơn một số đối thủ cạnh tranh, nhưng góc nhìn lại kém hơn, độ phân giải cũng chỉ đạt 1366 x 768 pixels; IdeaPad Flex 14 thì cho hình ảnh đầy màu sắc nhưng vẫn mờ hơn so với các sản phẩm cùng phân khúc như Acer Aspire V7, Toshiba Satellite S55t hay HP Envy TouchSmart 15… Nhìn chung, màn hình máy tính xách tay của Lenovo chỉ đạt trung bình 267 lux, nhỉnh hơn một chút so với laptop thông thường là 242 lux. Và loa cũng đạt 85 decibel so với 84 decibel ở những dòng thông thường.

Màu sắc rực rỡ, sắc nét, chân thực; âm thanh sống động với tính năng VAIO Control Center giúp cải thiện chất lượng âm thanh và giảm bớt những âm thanh bị tạp nhiễu trong môi trường bên ngoài là những gì khách hàng có thể cảm nhận ở laptop Sony. Thật không phải tự nhiên mà người ta nói “nét như Sony”, các sản phẩm của hãng có độ sáng tốt khi đạt trung bình 267 lux, vượt hơn hẳn các loại laptop thông thường (242 lux). Và nhờ vào công nghệ màn hình hiển thị Triluminous của Sony (kế thừa từ công nghệ tivi), các dòng laptop Sony có xu hướng cung cấp màu sắc thực tế, chuẩn hơn. Mặc dù tồn tại một số hạn chế nhỏ như thể hiện ánh sáng khá chói gây mất tập trung và khó chịu với người dùng ở dòng VAIO Fit 14 hay góc nhìn khá hẹp ở VAIO T Series 15, trình diễn video vì không đủ độ tương phản ở các mẫu VAIO Pro 11 và 13 thì những sản phẩm của hãng vẫn dư sức thu hút khách hàng.

Về bàn phím và touchpad

Thiết kế bàn phím của Lenovo được đánh giá là cho thông tin phản hồi xúc giác mạnh mẽ giữa tay và bàn phím, khoảng cách giữa các phím rộng với hình dạng cong tạo sự thuận lợi khi gõ phím. Touchpad cũng khá trơn tru, chuyển hướng chính xác và TrackPoint sẽ giúp bạn di chuyển nhẹ nhàng đến bất cứ nơi đâu trên màn hình. Thậm chí, ngay cả khi TrackPoint bị hỏng thì laptop vẫn còn touchpad và các nút nhấn click chuột trái, chuột phải cho khả năng giao tiếp tốt.

Theo đánh giá và trải nghiệm của các chuyên gia và người dùng thì khi đi lại di chuyển mang theo máy sẽ rất dễ khiến bàn phím bị yếu và dễ cong vênh. Touchpad thì khá rộng rãi, thoải mái, khá nhạy nhưng có hạn chế trong việc kết hợp cử chỉ các ngón tay với nhau khi xoay vòng hoặc di chuyển đa chạm thì phản hồi không được tốt.

Về phần mềm

Lenovo tiếp tục gây ấn tượng với phần mềm của mình khi cung cấp các tiện ích tiện dụng trên các dòng laptop hàng đầu như IdeaPads Flex 14. Bên cạnh đó, tính năng “One Key Recovery” sao lưu dữ liệu tức thời, phần mềm quản lý năng lượng Energy Manager và Lenovo Companion cho khám phá ứng dụng nhanh chóng cũng được đánh giá rất cao. Trên các dòng laptop doanh nhân như T440s ThinkPad còn có phần mềm “QuickConnect” để kiểm soát máy với điện thoại Android, cũng như “QuickCast” để trao đổi dữ liệu giữa các máy trong cùng một mạng LAN. Có thể thấy, từ kinh nghiệm trong quá khứ, Lenovo đã dần cải thiện sản phẩm của mình ngày càng tốt hơn trong mắt người tiêu dùng để chiếm được vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng 9 thương hiệu laptop hàng đầu.

Từ trước tới nay, Sony đã nổi tiếng với việc phát triển thiết kế, lập trình các công nghệ về điện tử, nên sự thành công trong việc phát triển phần mềm đa phương tiện cho laptop là điều đương nhiên. Với một loại các phần mềm hàng đầu như  gói ứng dụng PlayMemories để chia sẻ hình ảnh, ArtRage Studio để làm một số kiệt tác trên màn hình cảm ứng hay Sony Studio hỗ trợ các tính năng cho chương trình ghi đĩa DVD, làm phim và tạo âm thanh chuyên nghiệp; ArtRage Pro tận dụng tối đa nhu cầu nhập liệu bằng bút hoặc VAIO Care cho phép giữ cho hệ thống của máy cập nhật và khắc phục sự cố khi gặp phải vấn đề… Sony hoàn toàn xứng đáng là một trong những thương hiệu “chất” nhất hiện nay.

Về giá cả

Nếu so sánh về giá cả thì Lenovo hoàn toàn chiếm ưu thế hơn Sony bởi các sản phẩm cùng phân khúc của hãng có giá luôn thấp hơn. Hiện tại, các dòng laptop của Sony rất hiếm khi có sản phẩm nằm trong mức giá dưới 500 USD, nhất là các dòng Pro, Duo hay Ultrabook,.. Trong khi đó, các sản phẩm có cấu hình ngang tầm của Lenovo lại có giá thấp hơn. Do vậy, dòng laptop Lenovo được đánh giá là phù hợp với khách hàng tầm trung như học sinh, sinh viên hơn.

Sinh viên nên mua laptop Lenovo hay Sony?

Việc lựa chọn dòng laptop phụ thuộc rất nhiều vào sở thích và phong cách của từng cá nhân. Nếu như bạn ưa thích trải nghiệm chất lượng hình ảnh sắc nét, âm thanh sống động, cấu hình cao thì hãy mua các sản phẩm của Sony.

Ngược lại, nếu tập trung chú ý vào độ bền cũng như giá cả cạnh tranh phù hợp với tình hình tài chính trong tầm trung thì hãy chọn máy của Lenovo. Bởi như đã nói ở trên, laptop của Sony bao giờ cững đắt hơn các hãng máy khác trong phân khúc cùng cấu hình.

Tin tức liên quan
Đánh giá laptop Lenovo IdeaPad 5 Pro 14IAP7 82SH002UVN

Đánh giá laptop Lenovo IdeaPad 5 Pro 14IAP7 82SH002UVN

Đánh giá laptop Lenovo IdeaPad Gaming 3 15ARH7-82SB00BBVN

Đánh giá laptop Lenovo IdeaPad Gaming 3 15ARH7-82SB00BBVN

Đánh giá laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC007HVN

Đánh giá laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC007HVN

Đánh giá laptop Lenovo L340-15IRH: Laptop gaming giá rẻ, vừa khỏe vừa đẹp cho sinh viên!

Đánh giá laptop Lenovo L340-15IRH: Laptop gaming giá rẻ, vừa khỏe vừa đẹp cho sinh viên!

Đánh giá laptop gaming Lenovo Legion 5 15ARH7 82RE002WVN

Đánh giá laptop gaming Lenovo Legion 5 15ARH7 82RE002WVN

Đánh giá laptop gaming Lenovo Legion Slim 5 16APH8-82Y9002YVN

Đánh giá laptop gaming Lenovo Legion Slim 5 16APH8-82Y9002YVN

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất