Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Sau khi bé tắm xong và được lau khô người, mẹ thường rắc thêm cho bé một chút bột màu trắng được gọi là phấn rôm. Loại bột này thường có nhiều công thức hóa học khác nhau nhưng đều có một điểm chung là trong thành phần chính đều có bột talc và hương hiệu giúp ngậm nước, làm khô và mịn da bé. Vậy phấn rôm có tác dụng gì, có tác dụng phụ không và khi dùng phấn rôm cho bé mẹ cần lưu ý những điều gì? Hãy cùng Websosanh đi vào khám phá chi tiết từng vấn đề ngay nhé!
Phấn rôm có tác dụng gì?
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì công dụng chính của phấn rôm là để trị rôm sảy và ngăn ngừa tình trạng hăm tã ở trẻ. Ngoài ra, phấn rôm trẻ em còn được biết tới với nhiều công dụng đa năng khác thường được áp dụng trong đời sống hàng ngày như:
- Khử mùi hôi trong giày dép, ngóc ngách nhà cửa
- Đuổi côn trùng như kiến, gián, mối mọt, …
- Định hình lớp trang điểm cho chị em phụ nữ
- Dùng như một loại dầu gội khô
- Dùng như chất bôi trơn để giảm tiếng kêu ken két của chân bàn, ghế, giường với sàn nhà
- Có tác dụng tẩy vết dầu mỡ trên quần áo
- Giữ son lâu trôi, làm dày và cong mi trong trang điểm
- Gỡ rối trang sức như vòng cổ, vòng tay bị xoắn
- Và nhiều tác dụng khác.
Những tác dụng phụ của phấn rôm em bé
Bất cứ sản phẩm gì ít nhiều cũng có tác dụng phụ và phấn rôm cũng vậy. Tuy có rất nhiều tác dụng hữu ích nhưng phấn rôm lại được khuyến cáo là không nên dùng vì theo các chuyên gia thì phấn rôm cho trẻ sơ sinh nếu không được dùng đúng cách sẽ có thể gây ra một số nguy hiểm về đường hô hấp, ung thư thậm chí có tác dụng ngược khiến tình trạng hăm tã ở trẻ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
1. Đối với hệ hô hấp
Nếu bé vô tình hít phải phấn rôm thì bột phấn có thể sẽ gây ra tổn thương nặng cho hệ hô hấp của trẻ như: ho, thở nhanh và nông, da chuyển màu xanh, co giật, khó thở, nghẹt thở, thậm chí là tử vong.
2. Đối với tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh
Nhiều mẹ thường sử dụng phấn rôm để trị hăm tã cho trẻ nhưng nếu sử dụng sai cách ví dụ như sử dụng cho da bé khi ướt thì có thể dẫn tới làm bí bách thêm vùng da hăm dẫn tới không thoát ẩm được và khiến tình trạng hăm da ở trẻ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Phấn rôm và bệnh ung thư
Theo nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia cho rằng: trong khi tiếp xúc với phấn rôm nếu mẹ hít phải bụi talc trong phấn rôm quá thường xuyên thì sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về phổi hoặc ung thư cao hơn. Mặt khác nhiều phụ nữ có xu hướng sử dụng phấn rôm để làm khô thoáng vùng nhạy cảm lâu ngày sẽ dẫn tới nguy cơ mắc ung thư buồng trứng và ung thư nội mạc tử cung cao.
Dù phấn rôm cho trẻ có những tác dụng chính tốt tới đâu thì với 3 tác dụng phụ rất nguy hiểm trên, mẹ cũng nên thật cẩn thận và đề phòng khi dùng phấn rôm cho bé. Và tốt nhất là không nên dùng.
Những lưu ý khi dùng phấn rôm cho bé
Nếu mẹ thường xuyên phải dùng phấn rôm cho bé thì mẹ chỉ nên thoa ở vùng mông và lưng bé. Không nên đổ trực tiếp phấn rôm lên người bé mà chỉ nên cho một ít ra tay rồi thoa đều trên da trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý thật kỹ các điều sau:
- Không bôi phấn rôm lên mặt, mũi hay vùng kín của trẻ. Với những vùng nhiều mồ hôi như nách, đùi trong cũng không nên bôi.
- Nếu dùng phấn rôm để trị hăm cho trẻ thì mẹ nên bôi ngay sau khi tắm và được lau khô hoàn toàn. Nên bôi trước khi mặc tã bỉm cho bé. Sau mỗi lần thay bỉm tã mới mẹ cũng nên rửa sạch lớp phấn cũ rồi bôi lớp phấn mới để cơ thể bé được thoải mái và luôn khô thoáng.
- Không nên thoa phấn rôm cho trẻ vào lúc bé ngủ nếu bé hay bị đổ mồ hôi trộm.
- Tìm hiểu thật kỹ về nguồn gốc xuất xứ, thành phần, mùi hương của phấn rôm trước khi lựa chọn và sử dụng cho bé.