Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Nồi ủ là gì ?
Nồi ủ có tên gọi khác là nồi giữ nhiệt, nồi ủ chân không đa năng, có chức năng giữ nóng thức ăn được lâu mà không cần đến năng lượng hoặc nhiên liệu gì.
Nồi ủ có nguồn từ Nhật Bản, từ ý tưởng tiết kiệm nguồn tài nguyên nhiên liệu, tiền bạc thời gian, và đặc biệt phù hợp cho khí hậu lạnh cần có dụng dụ để giữ ấm thức ăn được lâu hơn. Nồi ủ bây giờ đã phát triển và được các nước Mỹ, Âu sản xuất phục vụ cho toàn thế giới.
Cấu tạo của nồi ủ
Nồi ủ có 2 bộ phận chính là : nồi nấu và lồng ủ.
Nồi nấu : Chất liệu làm từ inox 304 an toàn , đáy nồi được thiết kế như nồi bình thường có thêm 3 lớp tích nhiệt . Nồi nấu có thể nấu trên bếp gas, bếp từ, hoặc bếp được tùy thuộc vào mỗi loại. Nắp đậy được làm bằng kính trong suốt, có thể nhìn thấy thức ăn bên trong.
Lồng ủ : Gồm 2 lớp có nắp đậy, ở giữa là môi trường chân không. Đối với nồi ủ cao cấp, đa phần nắp và đáy được làm bằng nhựa chịu nhiệt cao, an toàn cho người sử dụng. Còn nồi ủ thông thường, lồng ủ được làm bằng chất liệu Inox 430.
Nguyên lý hoạt động của nồi ủ
Ủ là phương pháp giữ được sức nóng của thức ăn trong thời gian dài, nhờ vào ủ kín nên thức ăn sẽ tiếp tục tự nấu chín, mà không hề bị hư, nguyên liệu chín mềm, không làm biến dạng mất chất dinh dưỡng.
Lồng ủ được chế tạo 2 lớp hút chân không nhằm tách rời môi trường nhiệt độ trong và ngoài nồi nấu, giữ nhiệt cho quá trình ủ. Tương tự, phần nắp đậy của lồng ủ cũng được chế tạo 2 lớp hút chân không nhằm cách nhiệt cho phần trong của nồi nấu khi tiến hành ủ. Tuyệt đối không để lồng ủ, nắp ủ tiếp xúc với nguồn nhiệt.
Phần nồi nấu cho thức ăn vào trong nồi nấu, đun sôi. Sau khi được cấp nhiệt, nên đặt ngay vào trong lồng ủ để ủ thức ăn. Lưu ý, các nhà sản xuất khuyến cáo, sau khi nhấc nồi nấu ra khỏi bếp gas hay bếp điện, tuyệt đối không được để nồi lên mặt kính, gạch men vì lúc này nhiệt độ của tấm hợp kim giữ nhiệt là rất lớn.
Kinh nghiệm mua nồi ủ chân không tốt
Để mua được nồi ủ tốt, bạn cần bám vào các tiêu chí sau để chọn lựa.
Giá Thành
Trước tiên là về giá cả. Các cụ vẫn nói tiền nào của nấy, các mẫu sản phẩm trên thị trường hiện nay có giá thành dao động trong khoảng 500k – 5 triệu đồng. Những mặt hàng made in Tây, Nhật Bản hay Thái Lan thường có giá cao hơn hàng Việt Nam hay Trung Quốc.
Theo ý kiến cá nhân của mình, những sản phẩm có giá dưới 500k gắn mác nồi ủ chân không nhưng thực chất chỉ là nồi ủ giữ nhiệt thông thường. Khả năng giữ nhiệt của loại nồi này rất kém, chất lượng không đảm bảo dễ ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng.
Thương hiệu
Sau khi xác định được mức tiền để mua sản phẩm, mình sẽ giúp bạn tham khảo các nhà sản xuất nồi ủ chân không. Đa phần các sản phẩm đều có thời hạn bảo hành từ 12-18 tháng. Trong các siêu thị điện máy hoặc cửa hàng gia dụng, bạn có thể tìm thấy các hãng sản xuất từ bình dân đến cao cấp. Cụ thể là:
- Hàng cao cấp đến từ các hãng Nhật Bản: Nồi ủ chân không Thermos đắt xắt ra miếng với tầm giá 3,2-4,5 triệu đồng hay Nồi ủ chân không Tiger có giá khoảng 3,5-4,2 triệu đồng.
- Hàng giá tầm trung: Bạn có thể tham khảo cá sản phẩm Nayuki (Thái Lan), Makxim (Trung Quốc), Homemax (Trung Quốc), Magic Home (Trung Quốc), Khaluck (Trung Quốc) giá khoảng 500.000 – 1,2 triệu đồng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng vì giá thàng hợp lý, độ bền tương đối cao.
Độ an toàn
Khi xem các sản phẩm nồi ủ chân không, bạn phải để ý kỹ đến chốt khóa an toàn có chắc chắn không. Ngoài ra nồi phải có 2 lớp nắp đậy, đồng thời có quai xách chống nóng và tránh thức ăn bị sánh ra ngoài.
Mặt trong của lồng ủ phải được làm bằng hợp kim, mặt ngoài làm bằng nhựa hoặc inox cao cấp, cách nhiệt tốt, không gây bỏng cho người dùng. Ở các quầy gia dụng hiện nay, nhân viên bán hàng thường có sẵn thức ăn nấu chín để kiểm chứng nên bạn cứ thoải mái lựa chọn.
Những sản phẩm nồi ủ chân không có vòng hợp kim hiện nay đã không hoặc ít tiêu thụ trên thị trường do khá phiền phức trong khâu vệ sinh và tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt dễ gây bỏng.
Chất Liệu
Nồi ủ chân không phải được làm bằng thép không gỉ, có 3 đáy, giúp thức ăn có thể được nấu nhiều loại cùng lúc mà không gây ra khê, cháy thức ăn.
Với các phụ kiện đi kèm như khay hấp cách thủy hay các ca nhôm, inox, bạn sẽ cho thức ăn vào mỗi lại khay, ca rồi cho vào nồi ủ chung.
Bạn nên chọn loại nồi chất liệu inox 304 an toàn với thực phẩm và sức khỏe con người. Những nồi ủ có giá dưới 500k thường sử dụng chất liệu inox 201 rất độc hại và dễ bị hoen gỉ sau một khoảng thời gian sử dụng. Điểm dễ nhận biết nhất là loại nồi này thường được đánh bóng hoặc phủ lớp sơn sáng bóng như gương.
Lớp chân không cách nhiệt
Lý do nồi ủ chân không có thể giữ nhiệt lâu đến vậy là nhờ lớp chân không cách nhiệt. Khi chọn mua nồi ủ chân không bạn cần quan sát kỹ vỏ lồng ủ. Nếu thành lồng ủ dày, dùng tay gõ gõ nghe tiếng đặc, chắc chắn thì nồi đó đảm bảo chất lượng. Còn đối với đáy lồng ủ thì khi ấn vào đáy nồi sẽ không có tiếng lộp bộp và không bị lõm xuống nếu ấn quá mạnh. Bình thường, một chiếc nồi ủ có thể “ tự sôi” từ 15-40 phút và giữ nhiệt trong khoảng 24 giờ.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về nồi ủ cũng như biết cách để mua được một chiếc nồi ủ tốt!