Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. Tổng hợp 6 nguyên nhân nổ cục nóng điều hòa phổ biến và cách khắc phục
Nguyên nhân của các vụ việc nổ cục nóng vừa qua có thể xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan từ nhân viên và người dùng. Dưới đây là 6 nguyên nhân nổ cục nóng điều hòa phổ biến nhất mà bạn nên biết:
1.1 Lắp đặt vị trí cục nóng không đảm bảo an toàn
Để tiết kiệm diện tích nhà ở nên nhiều người thường có thói quen lắp đặt cục nóng trên sân thượng, treo ngoài trời, mặt sàn ban công nhưng lại không che chắn khiến dàn nóng phải chịu các tác động trực tiếp từ thời tiết, ánh nắng mùa hè (có thể đến 40 độ C). Tình trạng này liên tục kéo dài sẽ khiến nhiệt độ của cục nóng đang hoạt động tiếp tục tăng cao vừa làm tốn điện năng, vừa giảm tuổi thọ của thiết bị.
Biện pháp phòng tránh:
- Nên lắp đặt dàn nóng cách tường tối thiểu 10cm
- Vị trí lắp dàn nóng nên là nơi thoáng mát
- Trang bị thêm mái che cục nóng để giảm bớt các tác động của môi trường. Mái che này có thể bằng tôn, mica hoặc nhựa tối màu,…
1.2 Điều hòa hoạt động quá công suất
Vào mùa hè thời tiết oi nóng nên nhiều người có xu hướng mở điều hòa liên tục với mức nhiệt thấp dưới 20 độ C. Thói quen này không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn khiến dàn nóng hoạt động hết công suất trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng quá tải. Khi này các linh kiện điện tử bên trong sẽ làm việc với tần suất cao trong thời gian dài liên tục dẫn đến nguy cơ phát nổ.
Biện pháp phòng tránh:
- Không nên bật điều hòa liên tục 24/24 trong nhiều ngày mà chỉ nên sử dụng vào những lúc cần thiết. Khi nhiệt độ trong phòng đã đủ thì bạn có thể tắt điều hòa để chúng được nghỉ ngơi và sử dụng quạt giúp luân chuyển khí mát.
- Không chỉnh nhiệt độ máy lạnh quá thấp, mức nhiệt được khuyến nghị tốt nhất cho cả sức khỏe người dùng và tuổi thọ của máy là 25 – 28 độ C.
1.3 Không đảm bảo an toàn kỹ thuật khi lắp đặt cục nóng
Một trong các nguyên nhân phổ biến nhất thường dẫn đến các vụ nổ cục nóng điều hòa trong thời gian gần đây là sự chủ quan, cẩu thả của thợ khi lắp đặt. Một số thợ điện lạnh vì muốn hoàn thành nhanh chóng nên không chú trọng đến vấn đề kỹ thuật, chất lượng cáp điện và an toàn mối nối, không đo kiểm tra áp suất của máy trước khi bàn giao cho khách…
Các nguyên nhân trên sẽ khiến điều hòa nhà bạn không đảm bảo an toàn khi sử dụng, những chỗ mối nối dễ bị oxy hóa, dây cách điện bị hỏng làm xuất hiện tình trạng đoản mạch, phóng tia lửa điện, máy chạy hết công suất gây quá áp suất và làm nổ máy nén.
Biện pháp phòng tránh:
- Khi chọn mua điều hòa và đơn vị thi công thì nên lựa chọn những cửa hàng lớn, uy tín, giàu kinh nghiệm và có chính sách bảo hành đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
1.4 Điều hòa lâu ngày không được bảo dưỡng, vệ sinh
Đối với những hộ sử dụng điều hòa đã lâu nhưng chưa từng vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị thì cũng nên cẩn trọng. Bất kỳ thiết bị điện tử nào muốn sử dụng lâu dài, tránh quá tải, chập mạch thì việc bảo dưỡng định kỳ là bắt buộc. Nếu bạn không vệ sinh máy thường xuyên thì bụi bẩn trong quá trình lọc không khí sẽ làm tắc nghẽn cục nóng dẫn đến hiệu quả tản nhiệt kém, quạt bị kẹt, tụ điện bên trong điều hòa hỏng dẫn đến máy nén nhiễu gây chập cháy,…
Biện pháp phòng tránh:
- Đối với nhà ở chung cư, căn hộ cao cấp, nhà cao tầng thì nên bảo dưỡng định kỳ 1 lần/năm.
- Đối với những gia đình đông người, nhà ở khu vực nhiều bụi thì nên bảo dưỡng thường xuyên hơn khoảng 2-3 lần/năm.
Việc vệ sinh bảo dưỡng không nên tự thực hiện mà nên sử dụng dịch vụ bảo dưỡng từ các thợ điện lạnh có chuyên môn. Ngoài vệ sinh máy thì họ còn hỗ trợ bạn nhận biết được các lỗi, vấn đề mà máy đang gặp phải mà người bình thường không biết.
1.5 Đặt vật dụng dễ cháy gần cục nóng
Các vật dụng như giấy, bao ni lông, nhựa,… có khối lượng nhẹ nên trong quá trình hoạt động, quạt điều hòa quay có thể làm chúng bị hút vào dẫn đến mắc kẹt, từ đó giảm hiệu quả tản nhiệt của cục nóng. Nếu cứ tiếp tục sử dụng mà không khắc phục thì nhiệt nóng của điều hòa khi hoạt động sẽ làm các vật dụng này bắt lửa.
Biện pháp phòng tránh:
- Lắp đặt điều hòa bằng cách treo trên giá cao và cách tường 10cm
- Đảm bảo không gian xung quanh thoáng khí, không có các vật dụng dễ bắt lửa
- Không nên bố trí cục nóng ở những không gian hẹp
1.6 Nguồn điện không ổn định
Nguồn điện mạnh yếu thất thường cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tụ điện. Nếu dòng điện cung cấp yếu thì tụ cần hoạt động liên tục để tạo ra nhiệt. Ngược lại, nếu nguồn điện quá mạnh cũng có thể dẫn đến quá tải và gây nguy cơ cháy nổ cục nóng.
Biện pháp phòng tránh:
- Lắp đặt thêm ổn áp để giúp ổn định nguồn điện đầu vào cho thiết bị
- Trang bị ổ cắm chống sét để bảo vệ thiết bị khỏi những dao động điện áp đột ngột
2. Những lưu ý cần biết khi sử dụng điều hòa an toàn chống cháy nổ
Bên cạnh các nguyên nhân giải thích vì sao cục nóng điều hòa bị nổ và cách phòng tránh trên thì người sử dụng cũng cần nên lưu ý thêm một số điều sau để đảm bảo an toàn:
- Lựa chọn điều hòa chính hãng: Do nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều nên xuất hiện nhiều loại điều hòa giá rẻ, điều hòa đã qua sử dụng xách tay từ nước ngoài,… ẩn chứa các rủi ro. Vì vậy bạn nên chọn mua tại các cửa hàng lớn, có tiếng để đảm bảo chất lượng.
- Chọn vị trí lắp đặt hợp lý: Nên lắp đặt tại sân thượng hoặc ban công phòng có mái che, tránh ánh nắng trực tiếp. Điều hòa khi lắp phải cách tường ít nhất 10cm và không có vật cản phía trước.
- Chú ý hướng gió: Vị trí lắp đặt có thể bắt gió cũng giúp điều hòa tản nhiệt và thoát hơi nóng tốt hơn, ngăn ngừa cháy nổ. Tuy nhiên không nên lắp ở nơi có hướng gió thổi mạnh vào cánh quạt vì sẽ gây lãng phí điện.
- Khi lắp mới điều hòa nên lắp thêm aptomat riêng: Khi có nguy cơ chập điện thì aptomat sẽ tự ngắt điện đảm bảo an toàn cho cả thiết bị và người. Ngoài ra, sau khi dùng bạn có thể ngắt điện bằng cách tắt aptomat để cục nóng được nghỉ ngơi.