Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Bé ăn uống không đúng cách
– Sữa công thức của bé pha không đúng chuẩn: Đành rằng các loại sữa công thức ngoại được sản xuất cho thể trạng của những em bé phương Tây hay Nhật Bản cao lớn nên lượng sữa nhiều hơn, tuy nhiên việc mẹ pha sữa công thức không đúng chuẩn sẽ khiến bé bị thiếu chất và không thể tăng cân.
Sữa công thức dù pha lượng ít hay nhiều thì phải đảm bảo không quá đặc cũng không được quá loãng. Nếu sữa loãng, bé sẽ phải tiêu thụ một lượng nước không cần thiết thay vì một lượng sữa quan trọng cần cho sự phát triển của bé. Còn nếu sữa đặc, bé có thể sẽ hấp thu không hết dẫn đến táo bón, đầy bụng, tiêu hóa không tốt.
Bởi vậy, muốn con lớn khỏe mạnh, mẹ cần cho bé uống sữa công thức đúng với công thức chuẩn được hướng dẫn trên bao bì.
– Bé ăn dặm không đúng cách: Trẻ trên 6 tháng tuổi bắt đầu được mẹ cho ăn dặm với nhiều món khác nhau, tuy nhiên, dù bé có ăn nhiều như thế nào, mẹ chuẩn bị nhiều món ra sao mà mắc phải những sai lầm sau đây thì bé cũng sẽ không thể tăng cân được.
+ Mẹ cho bé ăn quá nhiều chất đạm: Chất đạm cần thiết cho mọi hoạt động hàng ngày cũng như sự phát triển cơ bắp của bé, tuy nhiên, nó chỉ tốt khi bé được ăn đủ. Nếu bé ăn quá nhiều chất đạm sẽ tạo ra sản phẩm trung gian gây độc, làm gan, thận hoạt động quá sức, bé dễ chán ăn, táo bón. Mẹ nên nhớ rằng bé từ 1-3 tuổi chỉ nên ăn 28-30g chất đạm/ngày, không nên ăn nhiều hơn.
+ Mẹ chỉ dùng nước hầm xương nấu chao cho con: Nhiều mẹ có thói quen hầm xương rồi lấy nước nấu cháo cho con, tuy nhiên, nước xương là không đủ để bé được cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết. Nước xương hầm chỉ có tác dụng giúp ngọt nước, thơm cháo hơn mà thôi, còn phần lớn chất đạm, chất dinh dưỡng vẫn còn trong thớ thịt. Bởi vậy, để đảm bảo đủ chất cho con, mẹ cần cho con ăn cả nước xương lẫn thịt.
+ Bé thường xuyên ăn cháo dinh dưỡng vỉa hè: Cháo nấu vỉa hè thường cho thêm mì chính, phụ gia hoặc nước xương hầm nhưng không đảm bảo chất lượng, mục đích là để ngọt nước và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, những loại cháo này chỉ ngon miệng hơn một chút, chứ không thể đầy đủ chất dinh dưỡng.
Bé chậm tăng cân do sinh non
Một nguyên nhân nữa khiến bé chậm tăng cân đó là do sinh non. Nếu bé chào đời khi mẹ mang thai từ 34-37 tuần, bé sẽ gặp khó khăn trong việc bú sữa bởi cơ thể lúc đó còn yếu ớt, các cơ quan trong cơ thể cũng chưa phát triển được bình thường, khả năng ngậm, nuốt và hít thở khi bú sữa cũng gặp khó khăn.
Nếu mẹ sinh bé thiếu tháng, tốt nhất là nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn, hạn chế cho con uống sữa bột, sữa ngoài bởi sữa mẹ mới đủ chất, đủ các men tiêu hóa giúp bé dễ hấp thu các chất dinh dưỡng về sau.
Bé chậm tăng cân do không được bú sữa đúng bữa
Với trẻ sơ sinh, cứ mỗi 2 tiếng – 2 tiếng rưỡi một lần mẹ cần phải cho bé bú ngay, làm thế nào để đảm bảo bé được bú 8 – 12 lần mỗi ngày. Nếu bé chỉ ngủ mà quên bú, mẹ có thể đánh thức bé dậy để bú cho đủ lần. Nếu bé không được bú đủ, bé sẽ rất chậm tăng cân do không nạp đủ chất.
Bé chậm tăng cân do bị giun
Giun cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân. Giun ký sinh trong đường ruột sẽ hút bớt chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn bé ăn vào dẫn đến tình trạng khó tăng cân. Nếu nghi ngờ bé có khả năng bị nhiễm giun, bố mẹ nên đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời. Chỉ cần bé được tẩy giun là bé sẽ khỏe mạnh và tăng cân trở lại.
Bé chậm tăng cân do biếng ăn
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé chậm tăng cân đó là do biếng ăn. Biếng ăn ở trẻ nhỏ khá phổ biển nhất là khi bé chuyển từ bú sữa sang ăn dặm hoặc từ vừa ăn vừa bú sang ăn hoàn toàn. Để khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ, mẹ cần phải rất cố gắng và nỗ lực.
Tham khảo: Top 6 sữa bột cho bé biếng ăn, chậm tăng cân
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam