Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Lò nướng rất tiện dụng trong cuộc sống hiện nay, bạn hoàn toàn có thể thưởng thức món gà nướng, cá nướng ngay tại nhà mà không cần phải đi đâu xa. Mặc dù nó rất tiện lợi nhưng nếu không biết cách sử dụng và bảo quản, chiếc lò nướng nhà bạn sẽ rất nhanh hỏng. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng lò nướng bạn nên biết.
Lưu ý đến vị trí đặt lò nướng
Với các loại lò nướng âm tường, bạn có thể lắp vào tủ bếp hoặc trong tường, tuy nhiên tại Việt Nam, lò nướng âm tường vẫn phổ biến hơn rất nhiều. Lò nướng để bàn bạn có thể đặt trên một mặt bàn cố định hoặc treo lên tường. Nếu treo tường, bạn nên chú ý đặt ở vị trí ngang tầm mắt, không quá thấp cũng không quá cao để dễ dàng thao tác sử dụng.
Lò nướng phát ra sóng nên bạn không nên đặt lò gần các thiết bị điện gia dụng khác như ti vi, tủ lạnh, máy giặt… để tránh ảnh hưởng xấu tới các thiết bị này.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý rằng không gian xung quanh lò cũng cần phải thoáng, bạn nên đặt lò sao cho hai bên thành lò và vách lò phía sau phải cách tường ít nhất 10 cm, không nên đặt quá sát vào tường.
Những đồ vật được – không được cho vào lò nướng
Nếu lò nướng có xiên thì khi nướng vịt, gà nguyên con bạn chỉ cần xiên rồi nướng là được. Tuy nhiên nếu lò nướng không có xiên quay hoặc bạn nướng những thực phẩm như cá, rau củ, hải sản thì bạn cần phải chú ý đến khay đựng, bát đựng, không phải loại nào cũng có thể cho vào lò nướng một cách an toàn.
– Trên thị trường hiện nay bán rất nhiều loại đồ chứa thực phẩm, tuy nhiên nếu đó là đồ nhựa, đồ kim loại, đồ sứ nhưng có viền làm bằng kim loại, các loại hộp xốp, túi giấy, đồ gỗ, túi nilon… bạn không bao giờ được cho vào lò nướng.
Nguyên nhân là do các loại đồ kim loại có thể dẫn điện, gây cháy nổ còn những loại khác thì có thể bị nhiệt độ cao trong lò làm tan chảy hoặc tạo ra những chất động hại dính vào thức ăn, đồ gỗ có thể bị nứt, thậm chí là cháy.
– Những loại vật dụng có thể cho vào lò nướng phải là những loại có thể chịu được nhiệt cao, có thể gốm, sứ, sành, thủy tinh. Mặc dù những vật liệu này có thể chịu được nhiệt cao do đã trải qua một quá trình nung nóng nhưng nếu bạn vô tình gây ra tình trạng sốc nhiệt, ví dụ như lấy bát sứ ở trong tủ lạnh cho luôn vào lò nướng để hâm nóng… thì chắc chắn chúng cũng sẽ bị nứt, vỡ.
Chỉnh nhiệt độ như thế nào cho chuẩn?
Điều chỉnh nhiệt độ thế nào là một trong những điều mà nhiều người quan tâm. Thông thường, trong hướng dẫn sử dụng sẽ có bảng nhiệt độ chuẩn cho từng loại thực phẩm, không phải loại lò nào cũng giống nhau nên bạn không nên áp dụng bảng nhiệt độ của lò này cho lò khác.
Với các món thịt như gà, bò, heo, bạn có thể để mức nhiệt cao nhất (mức nhiệt cao nhất ở các lò nướng thường là 250 độ C, một số ít dòng cao cấp có mức nhiệt cao hơn). Còn nếu là nướng cá thì 200 độ C là vừa. Còn nếu nướng rau củ quả chỉ nên nướng ở nhiệt độ 150 – 170 độ C mà thôi. Nếu nướng món gì đó cùng rau củ thì nên nướng thịt trước rồi cho rau củ vào sau. Nếu nướng bánh thì nhiệt độ bạn cần nướng sẽ có sự khác biệt tùy theo từng loại bánh. Bởi nhiệt độ của lò nướng để bàn không ổn định nên nếu nướng những thứ dễ cháy thì nên cẩn thận.
Một số loại thực phẩm không nên cho vào lò nướng
Ngoài tình trạng sốc nhiệt đã nói ở trên thì nhiều người cũng gặp phải vấn đề về việc cái gì cũng cho vào lò nướng. Bạn không nên nướng những thức ăn kín như trứng, khoai tây, nghêu, ốc… vì những thức ăn này dễ bị nổ tung trong lò.
Làm nóng lò trước khi nướng
Đây là một mẹo sử dụng mà không phải ai cũng biết và tuân theo. Bạn đừng tiếc 10 – 15 phút làm nóng lò mà cho hẳn thức ăn vào luôn. Làm nóng lò trước khi nướng sẽ giúp thức ăn chín nhanh hơn, đều hơn, nhiệt độ ổn định hơn.
Vệ sinh lò nướng thường xuyên
Muốn bảo quản lò nướng tốt, bạn cần phải vệ sinh lò nướng thường xuyên. Vì các món nướng rất hay chảy dầu mỡ, gia vị xuống trong quá trình nướng nên lò rất dễ bị bẩn nên nếu không muốn lò nướng nhanh hỏng, bạn cần phải vệ sinh để các vết bẩn không bám quá lâu, gây ra tình trạng rỉ sét…
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam