Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Sữa chua là một trong những sản phẩm được chế biến từ sữa rất tốt cho tiêu hóa của trẻ. Tuy nhiên, cho bé ăn sữa chua như thế nào để phát huy tối ưu tác dụng, tránh những phản ứng ngược thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những điều mẹ cần lưu ý để cho trẻ ăn sữa chua đúng cách:
Chỉ cho trẻ ăn sữa chua khi trẻ đủ 6 tháng tuổi
Bạn chỉ có thể cho trẻ ăn sữa chua khi trẻ đủ 6 tháng tuổi
Tuy sữa chua là sản phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, có lợi cho hệ tiêu hóa nhưng không phải vì thế mà nó phù hợp với trẻ em ở mọi lứa tuổi. Do các bé còn nhỏ, hệ tiêu hóa còn rất non nớt, chính vì vậy bạn chỉ có thể cho trẻ ăn sữa chua khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý đến liều lượng sữa chua phù hợp với độ tuổi của con mình, với những bé từ 6 đến 10 tháng tuổi nên sử dụng 50g/ ngày, bé 1 đến 2 tuổi nên sử dụng 80g/ngày, bé trên 2 tuổi nên sử dụng 100g/ngày.Đối với các bé đã lớn bạn có thể cho bé ăn nhiều hơn 100g sữa chua/ngày nhưng cũng không nên ăn nhiều quá bởi nó sẽ gây ra những triệu chứng rối loạn tiêu hóa không tốt cho trẻ.
Súc miệng kĩ sau khi ăn sữa chua
Các vi khuẩn trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên rất dễ làm hỏng men rằng, nhất là men răng còn khá non nớt của bé. Vì thế để sữa chua không làm hỏng hàm răng sữa của bé thì mẹ cần hướng dẫn trẻ súc miệng kĩ bằng nước sôi ấm hoặc nước muối loãng để làm sạch khoang miệng sau khi ăn sữa chua.
Không cho bé ăn sữa chua khi đói
Khi đói, nồng độ axit trong dạ dày lớn vì thế những vi khuẩn có lợi trong dạ dày rất dễ bị axit dạ dày giết chết khiến tác dụng bảo vệ sức khỏe của sữa chua bị giảm đi rất nhiều. Sữa chua ăn tốt nhất vào lúc sau bữa cơm từ 1-2 tiếng, bởi các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5. Khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, do đó nếu ăn sữa chua lúc này thì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng lên, đó chính là môi trường tuyệt vời để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt.
Không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp với sữa chua
Sữa chua có thể kết hợp với một số loại trái cây: Táo, đào, chuối, bơ, dâu tây, lê,…
Để sữa chua phát huy tác dụng chăm sóc sức khỏe các bé yêu, bạn không nên cho trẻ ăn sữa chua kết hợp với một số kháng sinh như chloramphenicol, erythromycin, chúng có thể giết chết hoặc tiêu diệt vi khuẩn lactobacillus có lợi trong sữa chua. Ngoài ra, mẹ cũng không nên dùng chung sữa chua với những thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, thực phẩm đông lạnh chế biến từ vì chúng có thể gây táo bón, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, thậm chí tử vong,
Nên cho bé ăn sữa chua sau bữa tối
Sữa chua cũng giàu canxi như sữa, nhưng nhờ có chứa acid lactic và giữ lại canxi nên sữa chua tốt hơn hẳn sữa thường về vai trò thúc đẩy sự hấp thụ canxi. Nói chung, sau khi ăn tối khoảng 30 phút đến 2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất.
Tuy nhiên, theo các bác sỹ thì để tối đa hóa hiệu quả của canxi trong sữa chua, tốt nhất là ăn sữa chua vào bữa tối trước khi đi ngủ .Bạn có thể cho bé ăn sữa chua vào buổi tối (tốt nhất là trước 20 giờ)
Không nên làm nóng sữa chua
Khi làm nóng, vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị giết chết khiến cho giá trị dinh dưỡng và khả năng bảo vệ sức khỏe của sữa chua bị giảm thấp.Tốt nhất nếu sữa chua lạnh, bạn có thể để ngoài môi trường 30-45 phút như hướng dẫn ở trên hoặc ngâm vào nước theo tỷ lệ 2 sôi: 1 lạnh trong 15 phút để sữa chua nguội đều trước khi cho bé sử dụng.
Sữa chua trộn hoa quả để tăng giá trị dinh dưỡng
Để tăng giá trị dinh dưỡng và khiến bé thích thú hơn mỗi lần ăn sữa chua, mẹ có thểtự tay xắt những miếng loại hoa quả tươi dầm cùng sữa chua để tạo nên một cốc sữa chua ngon lành mát bổ.Sữa chua có thể kết hợp với một số loại trái cây: Táo, đào, chuối, bơ, dâu tây, lê,… để tạo thành món sữa chua hoa quả ngon tuyệt.
H.T
Nguồn: tổng hợp
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam