Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Ngày nay, những chiếc tủ lạnh đã trở nên quen thuộc trong căn bếp của mọi nhà. Tuy vậy không phải tất cả mọi người đều biết cách sử dụng tủ lạnh đúng cách. Bạn thử kiểm tra xem mình có mắc sai lầm nào sau đây không nhé:
1. Kê tủ lạnh sát tường, gần nguồn nhiệt
Do không gian bếp có hạn, nhiều người kê sát chiếc tủ lạnh vào tường hoặc gần nguồn nhiệt. Điều này khiến cho hệ thống dàn lạnh phía sau tủ bị “ngộp thở”, và hậu quả là bạn sẽ tốn nhiều điện hơn mà hiệu quả làm mát lại thấp xuống.Đặt tủ lạnh đúng cách giúp tiết kiệm điện năng
Bạn nên: Đặt tủ lạnh cách tường tối thiểu 10 cm để có đủ không gian thoát nhiệt ở 2 bên hông và sau lưng tủ, giúp tiết kiệm tối đa điện năng, đồng thời giúp làm mát dàn lạnh một cách hiệu quả.
2. Rút điện vào buổi tối và cắm lại vào sáng hôm sau
Để tiết kiệm điện một vài bạn thường có suy nghĩ “tắt khi không sử dụng”. Việc này đặc biệt nên tránh vì nó không giúp bạn tiết kiệm được bao nhiêu điện mà lại làm giảm tuổi thọ của thiết bị. Khi khởi động lại, tủ lạnh cần nhiều điện năng hơn bình thường, còn khi đã chạy ổn định nó chỉ cần một lượng điện nhỏ để duy trì mà thôi.
Bạn nên: Duy trì tủ lạnh hoạt động ổn định. Khi nhu cầu ít đi, bạn có thể điều chỉnh mức nhiệt xuống nấc dưới sao cho hợp lý. Như vậy vừa tiết kiệm điện vừa đảm bảo tuổi thọ của tủ lạnh.
3. Xếp thức ăn kín mít ngăn tủ
Do mua tủ lạnh quá nhỏ so với nhu cầu, hoặc trong những dịp lễ tết, thường thường các bà nội trợ sẽ cố nhét hết thức ăn vào trong tủ mà không quan tâm đến việc chúng có được đảm bảo chất lượng hay không. Để có thể bảo quản được thức ăn, hơi lạnh phải len lỏi và toả đều khắp bên trong tủ lạnh. Khi các “lối đi” bị bịt kín, hiển nhiên là thực phẩm của bạn sẽ không được giữ ở trạng thái tốt nhất rồi.
Sắp xếp thực phẩm hợp lý
Bạn nên: Xếp thực phẩm vào tủ một cách gọn gàng với khoảng cách hợp lý để bảo quản từng loại thực phẩm một cách hiệu quả nhất.
4. Giã đông thực phẩm sau đó bỏ lại vào tủ
Nhiều bà nội trợ thường cấp đông thịt, cá … thành các túi to. Đến khi nấu ăn thì lấy cả túi ra, và sau đó lại bỏ phần còn lại vào ngăn đá, lặp lại cho đến khi hết. Việc này không những gây lãng phí điện năng (làm đông nhiều lần) và thời gian (chờ giã đông) của bạn mà còn khiến chất lượng thực phẩm không được đảm bảo.
Bạn nên: Chia thực phẩm thành các phần vừa phải, đủ cho 1 lần nấu ăn.
5. Cho thức ăn nóng vào tủ
Khi vội vàng và không đủ thời gian bạn có thể đưa ngay những thức ăn còn nóng vào tủ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến các thức ăn khác để bên cạnh (nóng lên) và gây hư hỏng bộ dàn làm mát làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của sản phẩm. Thêm nữa, mùi vị của thức ăn sẽ phát tán nhanh hơn nhiều khi đang nóng, chắc bạn không muốn tất cả đồ trong tủ đều có mùi cá chứ?
Bạn nên: Hãy chờ thức ăn nguội bớt trước khi cho vào tủ nhé.
6. Chỉ dùng 1 mức nhiệt độ
Rất nhiều người không quan tâm đến nhiệt độ bên trong tủ lạnh, họ chỉ cắm điện và cho thực phẩm vào trong tủ, rồi mặc định là thức ăn sẽ được bảo quản. Điều đó không hề hợp lý tí nào, khi có ít thực phẩm thì yêu cầu về nhiệt độ và tốc độ gió sẽ khác so với khi có nhiều thực phẩm hơn.
Bạn hãy: Chọn mức nhiệt độ thích hợp để đông lạnh hiệu quả sao cho phù hợp với nguyên liệu và số lượng của thực phẩm, thường xuyên kiểm tra mức nhiệt trong tủ lạnh bằng nhiệt kế.