Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Có khá nhiều lý do dẫn đến việc chiếc bàn phím máy tính của bạn bị hỏng và thường là nó xảy ra một cách đột ngột và không hề có sự báo trước. Hầu hết sau đó bạn sẽ ra cửa hàng và sắm ngay cho mình một chiếc bàn phím mới để tiếp tục làm những công việc đang còn dang dở.
Hiện nay, thị trường bàn phím máy tính khá đa dạng với nhiều hãng sản xuất khác nhau, mỗi dòng sản phẩm được sản xuất ra cũng được nhắm đến những đối tượng sử dụng khác nhau như dành cho nhân viên văn phòng, các game thủ hay sử dụng với nhu cầu trong gia đình. Để bạn có thể chọn được chiếc bàn phím phù hợp với mình cũng không hề đơn giản. Hãy cùng điểm qua những điểm mà bạn cần lưu ý mỗi khi chọn mua bàn phím.
Chọn mua bàn phím máy tính phù hợp với túi tiền
Mỗi loại bàn phím sẽ nhắm đến đối tượng người dùng khác nhau
Cũng như nhiều thiết bị điện tử khác thì bàn phím cũng được chia thành nhiều loại nằm ở nhiều tầm giá khác nhau. Tuy vào mức ngân sách mà bạn đề ra để có thể chọn lựa cho mình một chiếc bàn phím phù hợp. Với khoảng vài trăm nghìn là bạn có thể chọn lựa cho mình một bàn phím máy tính giá rẻ. Trong khi đó, những mẫu bàn phím cơ trên thị trường lại có mức giá khá cao và dành riêng cho game thủ.
Khả năng kết nối của bàn phím máy tính
Kết nối phổ biến giữa bàn phím và máy tính là dùng dây cáp thông qua cổng USB. Đa phần các hãng sản xuất trên thị trường vẫn dùng phương thức plug-and-play (cắm để sử dụng) cho các thiết bị của mình khi chỉ cần cắm, và mọi thứ đã sẵn sàng để tương tác. Ưu điểm của phương thức kết nối này là việc đảm bảo tốc độ kết nối nhanh, ổn định, cũng như không cần nguồn cung cấp để thiết bị hoạt động, giá thành thấp hơn và vì thế mà nó luôn được làm ưu tiên hàng đầu trong các thiết bị yêu cầu độ chính xác cao và đáp ứng nhanh chóng như trong các sản phẩm chơi game chuyên dụng bên cạnh các sản phẩm thuộc các phân khúc khác. Tuy nhiên, việc sử dụng dây cáp kết nối lại không thực sự tối ưu về mặt thẩm mỹ vì bên cạnh bàn phím thì máy chủ còn phải kết nối với nhiều thiết bị ngoại vi khác như, chuột, tai nghe, loa…
Chính vì điều này mà hiện nay các bàn phím máy tính sử dụng kết nối không dây đã phổ biến hơn. Những bàn phím sử dụng kết nối không dây sẽ được kết nối nhanh chóng với máy tính. Công nghệ Bluetooth tương tác giữa các bộ thu phát gắn trực tiếp trên bàn phím và kết nối với máy tính thông qua thiết bị gắn trên cổng USB. Kết nối không dây khiến cho mọi thứ trở nên gọn gàng hơn, khả năng sử dụng cũng ở tầm xa hơn, tuy nhiên, khả năng ổn định của việc truyền tín hiệu là không cao bằng kết nối dây cáp.
Quan tâm đến Switch của bàn phím máy tính
Với mỗi bàn phím thì Switch là một trong những tiêu chí được sử dụng để đánh giá chất lượng, độ bền của nó, nhưng phần lớn người dùng trong chúng ta lại bỏ qua nó. Tuy nhiên, dù có điều đó xảy ra đi chăng nữa, thì ít ra chúng ta vẫn có thể nhận ra sự khác biệt trong các cảm giác nhấn bởi chính các loại Switch này gây nên là như thế nào. Hiện nay trên thị trường, bàn phím được chia ra làm 3 loại căn cứ vào yếu tố này, với dòng phím Silicon Dome, dòng Scissor Switch, và cuối cùng là phím cơ với Mechanical Switch.
Switch của bàn phím máy tính rất quan trọng
Với các bàn phím có giá thành tương đối rẻ tiền được bán đại trà ở bất kì cửa hàng nào bạn thấy, thường phần lớn trong số chúng đi kèm với Silicon Dome ở dưới bề mặt, trong đó có loại được thiết kế thành một tấm dài dành cho tất cả các phím hay được chia ra làm phím riêng biệt. Điểm mạnh của các phím dạng này là mang lại cảm giác bấm khá nhẹ và êm, ít khi gây ra tiếng động nhưng vẫn cho bạn cảm giác rằng mình đã nhấn phím đó hay là chưa. Tuy nhiên, thì vì đây thực chất là một miếng cao su nên lâu ngày, độ đàn hồi của nó cũng bị giảm đi và thường có hiện tượng bị lún xuống khiến nút bấm không còn nhạy như lúc bạn mới mua về trong thời gian sử dụng tùy thuộc vào giá thành mà bạn bỏ ra.
Có nhiều loại bàn phím máy tính sử dụng Scissor Switch với nhiều ưu điểm hơn bàn phím Siliocn Dome nhưng vẫn có những thiếu sót như khả năng phản hồi chưa cao, cộng thêm việc mặc dù mang lại cảm giác tốt, nhưng mà việc bị mất phím ở những trường hợp nhấn quá nhanh vẫn thường xuyên diễn ra, điều không nên có trong các trận đấu game chuyên nghiệp.
Và khi đó, cơ khí được ứng dụng lên các bàn phím máy tính để tạo ra các Switch Mechanical trên những chiếc phím đắt tiền mà chúng ta vẫn thường thấy trong các cửa hàng chuyên về game. Các phím Switch Mechanical sử dụng lò xo trong từng nút nhấn khiến cho việc nhận nút trở nên nhanh hơn, độ đàn hồi của phím nhanh hơn và thời gian sử dụng từ 20-50 triệu lần bấm, chưa kể việc sửa chữa khi đến tuổi thọ của nó cũng tốt hơn khi chúng ta chỉ cần tháo bỏ chúng và thay thế bằng các switch tương đương được bán nhiều trên thị trường.
Thiết kế của bàn phím máy tính
Bàn phím máy tính có khá nhiều kiểu thiết kế khác nhau, việc thiết kế của bàn phím khá quan trọng vì nó ảnh hưởng nhiều người dùng khi sử dụng trong một thời gian dài. Chọn lựa những bàn phím rộng rãi với các phím bấm được bố trí phù hợp sẽ giúp người dùng có thể làm việc lâu hơn. Trong khi đó, những người dùng thường xuyên phải di chuyển thì thường chọn lựa cho mình những bàn phím có phần nhỏ gọn hơn để có thể mang theo bàn phím để sử dụng ở nhiều máy tính khác nhau.
Chuẩn thường và Gaming của bàn phím máy tính
Đây là hai chuẩn bàn phím phổ biến hiện nay, với hai cái tên trên thì chúng ta cũng có thể hiểu được việc chọn lựa bàn phím loại nào sẽ phụ thuộc nhiều vào nhu cầu sử dụng của người sử dụng. Với những bàn phím bình thường, chúng ta thường thấy nó chỉ đáp ứng nhu cầu đánh máy hay sử dụng thông thường nên ngoài việc mang đến một số lượng đầy đủ các phím bấm, có thể đi kèm các nút chức năng hỗ trợ, thì không có gì đặc biệt khác.
Trong khi đó, để phục vụ nhu cầu giải trí thì bàn phím gaming có nhiều thiết kế độc đáo với nhiều phím hỗ trợ và nhiều tùy chỉnh cho game thủ khi thao tác. Yếu tố thẩm mĩ cũng được đề cao và các đèn nền hỗ trợ là điều không thể thiếu để có thể thoải mái thao tác khi trơi đêm hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu. Một số hãng còn thiết kế bàn phím gaming với nhiều màu sắc đèn led có thể tùy chỉnh khá đẹp.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam