Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Hiện nay, trên thị trường vẫn đang phổ biến với 2 loại bàn phím gồm: bàn phím màng (Membrance keyboard) và bàn phím cơ (Mechanical keyboard). Trong đó bàn phím màng được sử dụng rất rộng rãi ở hầu hết các loại bàn phím thông thường và laptop hiện nay do giá thành rẻ và dễ chế tạo.
Tuy nhiên các loại bàn phím màng chủ yếu sử dụng lớp màng cao su lớn (Rubber Dome) cho tất cả các phím. Do thiết kế ron cao su nên về lâu dài lớp màng cao su này sẽ bị giãn, bị chai điện cực dẫn đến mất tín hiệu điện, gõ phím không ăn, hay còn gọi là chai lờn phím.
Bàn phím cơ trái lại đã khắc phục tất cả các nhược điểm kể trên. Về nguyên tắc, mỗi phím trên bàn phím cơ là một cơ cấu hoàn toàn độc lập gồm keycap (phần phím nhựa), switch và hệ thống mạch điện riêng rẽ.
Và tùy theo từng loại switch khác nhau, mức độ nhận lệnh cũng như độ nảy khi ta gõ phím cũng sẽ khác nhau. Do đó những người cần gõ nhiều hoặc game thủ chỉ cần lướt nhẹ ngón tay qua thì máy đã nhận được lệnh, hoàn toàn không cần nhấn hết hành trình phím như với bàn phím màng thông thường. Bên cạnh đó, bàn phím cơ cũng có độ bền cao hơn hẳn so với bàn phím màng, độ bền của mỗi phím có thể đạt đến 50 triệu lần nhấn.
Bên dưới đây là những mẫu bàn phím nổi bật nhất trong khoảng thời gian gần đây, và cũng là những sự lựa chọn tốt nhất cho người dùng có nhu cầu.
Bàn phím cơ Filco Majestouch 2
Filco có thể nghe khá lạ tai với người dùng không chuyên, tuy nhiên đây lại là một trong những tên tuổi lớn nhất – nếu không muốn nói là lớn nhất trong lĩnh vực bàn phím cơ, đến từ Nhật Bản. Bàn phím cơ của Filco có đặc trưng là vẻ bề ngoài đơn giản, không màu mè. Tuy nhiên từng chi tiết của bàn phím Filco đều được làm tinh xảo, cẩn thận, có chất lượng và độ bền cực cao.
Filco có rất nhiều dòng sản phẩm bàn phím cơ dựa trên 3 loại switch của hãng Cherry (một công ty chuyên sản xuất switch cho các loại bàn phím cơ) là Blue, Brown và Black. Ngoài ra hãng cũng sản xuất nhiều loại phụ kiện khác cho bàn phím như kê tay, keycap, nắp che…
Trong số đó, nổi bật nhất và bán chạy nhất vẫn là dòng Majestouch 2 nổi tiếng. Nó sở hữu vẻ bề ngoài cổ điển truyền thống của Filco, và hầu như không có bất kỳ sự khác biệt nào so với các loại bàn phím thông thường. Tuy nhiên theo trải nghiệm của dân chơi phím cơ, Filco Majestouch 2 dù là bản Full Key hay TLK (bản rút gọn thiếu đi 10 phím Numpad) thì đều mang tới trải nghiệm không thể so sánh.
Bàn phím cơ Ducky Shine 4
Trong mắt giới chơi bàn phím cơ, nếu Filco là số 1, thì chắc chắn Ducky là kẻ bám đuổi ngay phía sau. Có thể nhận định rằng hai thương hiệu này sở hữu nhiều điểm tương đồng, nhưng vẫn có vài nét đặc trưng. Dễ thấy bàn phím Filco tập trung hoàn toàn cho chất lượng. Bù lại vẻ bề ngoài ít được chú trọng, khiến bàn phím Filco nhiều lúc khá “xấu xí” trong mắt gamethủ khó tính. Ducky trái lại, được làm trẻ trung, và chăm chút nhiều hơn về khâu thiết kế.
Trong năm 2015, Ducky ra mắt dòng sản phẩm Ducky Shine 4, đồng thời cũng là bản cập nhật đáng kể cho dòng Ducky Shine trước đó. Bàn phím tích hợp tất cả các tính năng của những phiên bản trước như: Repeat Acceleration, anti-ghosting, hiệu suất 1000hz cũng như tất cả các hiệu ứng đèn backlit-Led khá độc đáo.
Bàn phím cơ Ducky Shine 4 được trang bị nhiều tính năng nổi bật như chế độ Full Backlight, chế độ bật tắt theo nhịp, hay đảo qua lại nhiều màu, phù hợp với mặt bằng chung game thủ – những người muốn thiết bị của mình phải thật ngầu và chất chơi.
Bàn phím cơ CM Storm Novatouch TKL
Không có truyền thống lâu đời như Filco hay Ducky, tuy nhiên Cooler Master cũng là một nhà sản xuất khá nổi tiếng trong thị trường Gaming Gear. Họ mới chỉ chính thức bước chân vào lĩnh vực bàn phím cơ trong một vài năm gần đây, nhưng đã nhanh chóng gặt hái được thành công với những sản phẩm mang tính chất sáng tạo, đổi mới hoàn toàn so với kiểu dáng bàn phím thông thường.
Novatouch là một ví dụ điển hình. Novatouch là chiếc bàn phím cơ học đầu tiên trên thế giới trang bị Topre Switch mà vẫn có thể cắm các loại keycaps cho CherryMX đây là một thông tin đáng mừng dành cho những tín đồ bán phím cơ yêu thích Topre Switch. Bàn phím cơ CM Storm Novatouch TKL cũng là một trong những sự lựa chọn đáng chú ý nhất trong phân khúc bàn phím thu gọn (TKL).
Bàn phím cơ Corsair K70 RGB
Corsair được thành lập năm 1994 tại Mỹ, là một nhà sản xuất linh kiện máy tính hàng đầu thế giới. Vì vậy khi mà nhắc tới Corsair tại thị trường máy tính Việt Nam, đa phần trong số chúng ta đều biết tới hãng như một nhà sản xuất tản nhiệt, bộ nhớ RAM, nguồn (PSU).. cho các PC khủng.
Trong lĩnh vực Gaming Gear, mà cụ thể ở đây là bàn phím cơ, Corsair khó lòng bì kịp các ông lớn trong ngành, tuy nhiên có nhiều dòng bàn phím cơ của hãng cũng được game thủ đánh giá rất cao nhờ chất liệu nhôm sang trọng, nam tính. Đại diện hàng đầu của Corsair trong năm 2015 chính là mẫu bàn phím cơ Corsair K70 RGB, người em của dòng K70 Vengeance 2013.
Đây được đánh giá là phiên bản bàn phím cơ chơi game cực kì hoàn hoản cả về hình thức lẫn tính năng hứa hẹn sẽ là đối thủ nặng kí của các hãng bàn phím cơ nổi tiếng như Filco, Ducky, Razer, Steelseries. Được biết, K70 RGB sử dụng mô hình bổ sung trong đó ánh sáng đỏ, xanh lá cây và xanh lam được tổ hợp với nhau theo nhiều phương thức khác nhau để tạo thành các màu khác.
Bàn phím cơSteelSeries Apex Mech M800
Bên cạnh Corsair và Cooler Master, thì SteelSeries cũng là một tên tuổi mới nổi trong làng bàn phím cơ, bằng việc tung ra khá nhiều sản phẩm ưu tú với phong cách đột phá và nhiều tính năng hữu ích.
Với danh tiếng từ trước đây, SteelSeries gần như không gặp phải nhiều khó khăn khi bước chân vào thị trường Gaming Gear. Sản phẩm nổi bật nhất của họ trong lĩnh vực bàn phím cơ chính là Apex Mech M800, với ưu điểm vượt trội là tối ưu hóa tốc độ sử dụng.
Không chỉ nhanh, Apex Mech M800 còn sở hữu nhiều tùy chỉnh đa dạng vào hàng bậc nhất tại thời điểm hiện nay, mang tới trải nghiệm sử dụng – đặc biệt là game thủ hoặc những công việc phải đánh máy nhanh – chính xác.
Nguyễn Nguyễn
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam