Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Mỗi căn phòng trong gia đình bạn đều có những nguyên tắc thiết kế riêng mà bạn cần nắm vững. Với phòng bếp cũng vậy. Việc bố trí nội thất bếp có một số yêu cầu đòi hỏi bạn phải thực hiện nếu muốn tạo ra một không gian sống thứ hai giúp kết nối mọi người với nhau.
Nguyên tắc cơ bản trong bố trí nội thất bếp
Chức năng chính của nhà bếp gồm có cất trữ đồ, chuẩn bị đồ và nấu nướng. Với mỗi chức năng này, loại đồ dùng nhà bếp cũng khác nhau.
Bố trí nội thất bếp dựa trên ba chức năng chính: cất trữ đồ, chuẩn bị đồ và nấu nướng
Tủ lạnh và tủ bảo quản thực phẩm khô có tác dụng cất giữ đồ, nên được đặt ngay cửa vào của nhà bếp. Khu vực nấu nướng nên được đặt gần bàn ăn và chậu rửa dùng để chuẩn bị đồ nên được đặt ở giữa hai khu nấu nướng và cất trữ đồ.
Ba khu chức năng này nên kết hợp với nhau theo một hình tam giác với tổng chiều dài các cạnh nhỏ hơn 6,4 mét để đạt được hiệu quả di chuyển nhanh gọn, tối ưu mỗi khi nấu nướng.
Khu vực cất trữ đồ trong nhà bếp
Như đã nói ở trên, tủ lạnh và tủ đựng thực phẩm khô nên được đặt ngay cửa ra vào của nhà bếp. Hãy đặt các tủ đựng của bạn ở một bên và mặt bàn chuẩn bị ở một bên để dễ dàng sắp xếp mọi thứ ra vào tủ lạnh.
Trong tủ đựng thức ăn, bạn có thể đặt thêm một số vật dụng phụ như khăn giấy hay dụng cụ sơ cứu y tế. Dành một ngăn riêng trong đó để chứa các túi nilong hay phụ kiện khác phục vụ cho mục đích nấu nướng.
Khu vực chuẩn bị nấu nướngtrong thiết kế nội thất nhà bếp
Khu vực chuẩn bị thực phẩm nấu nướng luôn cần được giữ sạch sẽ, tránh vi khuẩn gây hại cho sức khỏe
Khu vực chuẩn bị đồ nấu nướng hay làm sạch thực phẩm nên được đặt xung quanh bồn rửa. Nơi này là nơi chứa bát đĩa, dao, hộp đựng thực phẩm, thùng rác,…
Không gian bàn nên khoảng từ 45cm đến 92cm, tính từ mép bàn đến mép chậu rửa ở một bên hoặc ở cả 2 bên. Hãy luôn giữ cho không gian nơi này luôn sạch sẽ vì nếu không sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn và gia đình bạn.
Khu vực nấu nướng
Khu vực nấu nướng bao gồm bếp đun, lò vi sóng hay lò nướng, máy pha cà phê,… Khoảng cách cho phép của khu vực này nên vào khoảng 53cm đến 92cm tính từ hai bên mặt bếp đến hai bên bếp đun. Ngoài ra, hãy thiết kế thêm một ngăn kéo hoặc dành một không gian riêng bên cạnh bên để đặt các hộp đựng gia vị hay các vật dụng nấu ăn khác, giẻ bắc nồi,… phục vụ cho việc nấu ăn của bạn
Kích thước của tủ lạnh
Kích thước tủ lạnh cần phù hợp với không gian phòng bếp. Tủ lạnh thường có kích thước bề ngang nhỏ hơn 92cm và độ sâu thường là 61cm hoặc nông hơn. Việc lựa chọn kích thước này đòi hỏi cần tính toán cẩn thận vì tủ lạnh còn có phần tay cầm và độ rộng, độ mở của cánh cửa tủ. Hãy chắc chắn rằng khi bạn mở tủ ra, kích thước của cánh tủ không ảnh hưởng đến việc đặt những đồ nội thất phòng bếp khác hay chắn hết lối ra vào, gây bất tiện trong việc di chuyển.
Kích thước của tủ đựng đồ
Kích thước tủ đựng đồ phải phù hợp với chiều cao của mọi người trong gia đình, tránh hiện tượng vin với không tới
Tủ đựng đồ thường được gắn liền trên tường với độ cao so với mặt bếp vào khoảng 45cm và chiều cao của tủ rơi vào khoảng 76cm đến 107cm. Với độ cao này là thích hợp mỗi lần bạn muốn lấy đồ từ trên tủ xuống mà không cần bắc ghế, thuận tiện hơn rất nhiều đồng thời cũng không cần tốn không gian trong việc bố trí nơi đặt thêm cho chiếc ghế đó.
Trên đây là những lưu ý cực kỳ hữu ích trong việc thiết kế và bố trí nội thất bếp. Hãy nghiên cứu và tìm tòi cả về kích thước, không gian lẫn phong thủy của căn phòng bếp để đảm bảo việc bố trí, sắp xếp nó không gây ảnh hưởng, khiến không khí gia đình không hạnh phúc, ấm cúng.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam