Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Tránh để nhiều ánh sáng trong phòng
Tắt bớt đèn, chỉ để đèn ngủ hoặc che rèm cửa để ánh sáng bên ngoài không lọt vào trong sẽ giúp bé không bị chói mắt, đồng thời đó cũng là dấu hiệu rõ ràng để bé phân biệt giờ đi ngủ và giờ vui chơi.
Mát xa nhẹ nhàng
Ba mẹ dành khoảng 15 phút để mát xa cho bé trước khi đi ngủ sẽ giúp bé dễ bước vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn.
Tắm cho bé trước khi ngủ
Việc tắm rửa sẽ khiến cơ thể bé khoan khoái, thư giãn, dễ bước vào giấc ngủ.
Vỗ nhẹ lên người bé
Vỗ nhẹ vào lưng, bụng, cánh tay sẽ khiến bé có thể cảm nhận được mẹ ở bên và thấy yên tâm hơn khi ngủ.
Tránh nhìn thẳng vào mắt bé
Ánh mắt có khả năng giao tiếp. Vậy nên, khi ru bé ngủ, bạn nên tránh nhìn thẳng vào mắt bé.
Ngủ cùng bé
Những bé được ngủ cùng ba mẹ sẽ ít có cảm giác sợ hãi hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bé khi bạn trở mình, bạn chỉ nên đặt nôi của bé gần giường ngủ của mình thay vì cho bé ngủ chung giường.
Cho bé ăn đêm
Cảm giác đói bụng sẽ khiến bé thức giấc, quấy khóc giữa đêm. Vậy nên, mẹ hãy cho con ăn trước hoặc trong lúc ru ngủ để giấc ngủ của bé không bị gián đoạn.
Giữ nôi thoáng mát
Loại bỏ các món đồ chơi, chăn gối không cần thiết ra khỏi nôi của bé không chỉ mang lại cho bé một không gian ngủ rộng rãi mà còn tránh nguy cơ gây ngạt thở cho bé.
Thiết lập thời gian đi ngủ cho bé
Cho bé ngủ theo những khung giờ nhất định sẽ khiến bé “quen giấc’, ngủ say hơn so với việc ngủ vào bất kỳ thời gian nào trong ngày.
Tạo hương thơm nhẹ nhàng trong phòng ngủ của bé
Tinh dầu hoa oải hương và một số loại chiết xuất khác có tác dụng rất tốt trong việc giúp thư giãn và giảm căng thẳng. Tuy nhiên mẹ không nên dùng nước hoa khi bé chưa đủ 6 tháng tuổi. Bên cạnh đó, với bé sơ sinh hoặc có da nhạy cảm, mẹ nên tránh tạo các mùi hương gần bé, kể cả mùi xà phòng khi giặt đồ, để giảm sự khó chịu cho bé.