1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Mẹ cần làm gì để con có chiều cao vượt trội?

Nuôi con cao lớn, khỏe mạnh là điều mà bà mẹ nào cũng ao ước. Bởi chiều cao của bé phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, không chỉ gen mà còn bởi chế độ dinh dưỡng, luyện tập, vì vậy, nếu mẹ có thể làm những việc dưới đây thì con chắc chắn sẽ có chiều cao vượt trội.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Mẹ có biết rằng chiều cao của bé không chỉ phụ thuộc vào gen bố, gen mẹ mà còn bởi rất nhiều yếu tố khác? Các công trình nghiên cứu khoa học đã cho thấy di truyền chỉ chiếm 20%, trong đó 50% là do yếu tố dinh dưỡng và môi trường sống, rèn luyện. Cũng chính vì vậy mà việc giúp con cao lớn vượt trội không phải là điều không thể.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến chiều cao của bé?

Sữa tăng chiều cao, chiều cao của bé, sữa công thức

Yếu tố nào ảnh hưởng đến chiều cao của bé?

– Gen di truyền chiều cao của bố mẹ: Chiều cao của bố mẹ chiếm một phần không nhỏ ảnh hưởng đến chiều cao của bé. Dưới đây là một công thức tính chiều cao của con được nhiều người áo dụng:

Chiều cao con trai = ((chiều cao mẹ + 15cm) + chiều cao bố) / 2

Chiều cao con gái = ((chiều cao bố – 15cm) + chiều cao mẹ) / 2

* Con số này có thể tăng giảm tùy thuộc vào các yếu tố khác nữa.

– Yếu tố dinh dưỡng: Yếu tố này thực sự rất quan trọng và quyết định rất lớn tới sự phát triển chiều cao của bé. Bữa ăn trẻ cần đủ 4 yếu tố: đạm (chiếm 10-15% tổng năng lượng), tinh bột (chiếm 60-65% tổng năng lượng), chất béo (chiếm 10% tổng năng lượng) và rau. Không nên ăn bất cứ thứ gì quá nhiều, mất cân bằng. Những chất dinh dưỡng cần thiết phải kể đến như là:

+ Chất đạm (protein): chất đạm đóng vai trò thiết yếu trong cấu trúc cơ thể, đặc biệt là các chất đạm động vật với đầy đủ các axit amin cần thiết.

+ Chất béo (lipid): rất quan trọng trong sự phát triển các xương dài của trẻ khi còn nhỏ, đồng thời chất béo còn giúp tăng cường hấp thu các vitamin tan trong dầu (vitamin A…) giúp hệ xương phát triển tốt.

+ Canxi: canxi là chất dinh dưỡng chính tham gia vào cấu trúc hệ xương. Thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến sức lớn và sự vững chắc của xương.

+ Vi chất dinh dưỡng: các nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của vi chất dinh dưỡng (vitamin A, D, chất kẽm, sắt, iốt…) đến phát triển chiều cao và suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ.

Ngoài cho bé ăn các thực phẩm thì mẹ cũng nên bổ sung sữa công thức, sữa tươi hoặc các chế phẩm từ sữa cho bé.

– Yếu tố môi trường – xã hội: Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến chiều cao của trẻ. Nếu bé sống ở những vùng có điều kiện kinh tế ổn định, có nước sạch, thực phẩm sạch thì chiều cao sẽ có khả năng vượt trội, ngược lại, nếu sống ở những nơi thiếu thốn, không đủ nước sạch, không đủ thức ăn hoặc quá nóng, quá lạnh thì có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng thấp còi.

Ngoài ra, môi trường giáo dục của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến chiều cao của bé. Nghe thì có vẻ lạ nhưng trẻ có cha mẹ ly thân hay ly dị, đặc biệt là ở lứa tuổi 4-7 tuổi cũng thường thấp hơn so với trẻ bình thường. Khoảng 20% chiều cao phụ thuộc vào môi trường ở đâu và điều kiện sống như thế nào.

– Luyện tập thể dục thể thao: Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao tác dụng tốt tới sự phát triển thể lực và làm cho hệ cơ xương vững chắc, khỏe mạnh, nhờ vậy mà bé sẽ cao lớn hơn.

Các giai đoạn phát triển chiều cao của bé

Bé đã phát triển chiều cao từ khi còn trong bào thai. Chiều dài thai nhi đạt cao nhất vào giai đoạn trước tuần thứ 15 của thai kỳ, trong đó cân nặng của bào thai đạt cao nhất vào tuần thứ 32 đến tuần 34 của thai kỳ. Chiều dài của thai nhi có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chiều cao đỉnh điểm có thể đạt tới lúc trưởng thành.

Trong những năm đầu đời, bé cũng phát triển chiều cao rất nhanh. Với các bé bình thường, khi được 1 tuổi, chiều cao sẽ tăng gấp rưỡi, năm thứ 2 tăng 10 cm, sau đó đến 10 tuổi thì mỗi năm tăng 5 cm.

Khi đến thời kỳ tiền dậy thì thì trẻ lớn rất nhanh, trung bình trẻ nữ tăng 6cm/năm (9 – 11 tuổi), trẻ nam tăng 7cm/năm (12 – 14 tuổi). Khi đến tuổi dậy thì (12 – 13 tuổi đối với nữ, 15 – 16 tuổi đối với nam) thì sức lớn chậm lại, mỗi năm tăng khoảng 2cm.

Giai đoạn tiếp theo cho đến 25 tuổi thì sức lớn rất chậm, chỉ tăng 1 – 2cm hoặc hầu như không tăng. Cơ thể con người hết tuổi lớn với nữ khoảng 23 tuổi, nam 25 tuổi.

Vây mẹ phải làm gì để phát triển chiều cao của bé tối đa?

– Theo dõi quá trình tăng chiều cao của trẻ, từ đó cho trẻ ăn uống hợp lý. Mẹ nên cho bé uống thêm sữa bột hoặc sữa tươi (sau 2 tuổi, trước đó, mẹ nên cho bé bú mẹ) để giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn.

– Tạo cho bé môi trường sống thoải mái, đầy đủ về điều kiện vật chất cũng như tinh thần. Đảm bảo nguồn thức ăn sạch, nguồn nước đảm bảo.

– Cho bé tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và đều đặn. Yếu tố này đã được chứng minh là rất quan trọng vì vậy, mẹ nên lựa chọn môn thể thao phù hợp với từng giai đoạn để bé phát triển tốt nhất.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

Tin tức liên quan
So sánh sữa mẹ và sữa bột công thức cho bé

So sánh sữa mẹ và sữa bột công thức cho bé

Top 3 sữa bột công thức mát dành cho bé táo bón

Top 3 sữa bột công thức mát dành cho bé táo bón

TOP 7 loại sữa bột công thức tăng chiều cao cho bé tốt nhất 2019

TOP 7 loại sữa bột công thức tăng chiều cao cho bé tốt nhất 2019

9 loại sữa dê công thức tốt cho bé và giá cả

9 loại sữa dê công thức tốt cho bé và giá cả

So sánh sữa Oggi pha sẵn và sữa bột công thức Oggi loại nào tốt hơn?

So sánh sữa Oggi pha sẵn và sữa bột công thức Oggi loại nào tốt hơn?

Những điều mẹ nên biết về sữa bột cho bé

Những điều mẹ nên biết về sữa bột cho bé

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất