Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Khi mà tình trạng ô nhiễm tại các thành phố lớn ở mức đáng báo động thì nhiều người đã cân nhắc lựa chọn máy tạo oxy gia đình vì nghĩ rằng sẽ giúp “không khí thoáng đãng” “dễ thở hơn” “khỏe hơn” “xả stress tốt hơn”…đặc biệt là khi mà dịch bệnh hiện vẫn đang diễn biến phức tạp khiến nhiều người làm việc tại nhà, với thời gian ở nhà nhiều hơn, thì nhu cầu mua máy tạo oxy gia đình nhằm các múc đích như đã nói ở đây lai càng nhiều hơn.
1. Lạm dụng oxy sẽ gây hại cho cơ thể
Trong bài viết có tựa đề “Ôxy cũng… độc” đăng trên báo Sức khỏe & Đời sống, đã phản ánh “Thở ôxy quá nhiều sẽ ức chế trung tâm hô hấp, làm chậm nhịp thở, giảm thông khí, gây tăng CO2 máu, điều rất nên tránh ở bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Nồng độ ôxy quá cao sẽ tạo các gốc ôxy hóa làm tổn thương màng phế nang – mao mạch, gây thương tổn tại phổi.”
Trên thực tế thở oxy hay còn gọi là liệu pháp oxy là một biện pháp điều trị bệnh chỉ sử dụng cho các bệnh nhân bị suy hô hấp do thiếu oxy, tăng carbonic mới được sử dung. Và không phải bệnh nhân nào mắc bệnh phổi tắc nghẽn, hen suyễn, ung thư phổi…cũng cần tới liệu pháp oxy. Để xác định một người có cần sử dụng máy thở oxy không thì bác sĩ cũng cần phải có hàng loạt các bài kiểm tra, phân tích…từ đó đưa ra chỉ định liệu pháp oxy, với nồng độ oxy, áp suất, lưu lượng cụ thể là bao nhiêu.
Việc tự ý sử dụng máy tạo oxy đối với những người có sức khỏe bình thường có thể gây ra những rối loạn cho cơ thể, gây mệt mỏi và hàng loạt các biến chứng khác và thậm chí là ngộ độc oxy.
Do đó, những người khỏe mạnh bình thường không nên sử dụng máy tạo oxy gia đình chỉ vì muốn “không khí thoáng đãng” “dễ thở hơn” “khỏe hơn” “xả stress tốt hơn”…
2. Máy tạo oxy cho gia đình sử dụng khi nào?
Như đã nói bên trên đây thì việc sử dụng máy tạo oxy gia đình cần tuân theo chỉ định từ bác sĩ điều trị. Thông thường, các trường hợp cần sử dụng máy tạo oxy gồm:
– Các bệnh lý tim bẩm sinh
– Các bệnh lý rối loạn hô hấp tế bào
– Tình trạng giảm huyết áp động mạch
– Bệnh nhân bị suy hô hấp không nằm tại bệnh viện
– Người cao tuổi bị hen … Tuy trên đây là các trường hợp thường phải sử dụng máy tạo oxy nhưng chúng tôi cần nhắc lại là chỉ khi có chỉ định của bác sĩ thì bạn mới sử dụng máy tạo oxy gia đình để hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà.
3. Nguyên lý máy tạo oxy gia đình
Khác với các dòng máy tạo oxy chuyên dụng, máy tạo oxy gia đình hoạt động theo nguyên lý dùng không khí tự nhiên để tạo oxy. Cụ thể, trong các máy tạo oxy sẽ sử dụng các hạt zeolite để hấp thụ khí nitơ, từ đó thu được oxy nguyên chất (với độ tinh khiết từ 86-97%). Oxy thu được sẽ được dẫn vào một bình tích áp, sau đó được điều chỉnh áp suất và bổ sung độ ẩm để đưa tới người bệnh thông qua ống thông qua mũi hoặc là mặt nạ.
Chi tiết bạn có thể tham khảo tại bài viết Nguyên lý hoạt động của máy tạo oxy gia đình.
4. Những lưu ý khi sử dung máy tạo oxy gia đình
Khi sử dụng máy tạo oxy gia đình, người sử dụng cần lưu ý các vấn đề sau:
– Chú ý tới liều lượng và thời gian sử dụng máy tạo oxy gia đình
Không phải máy tạo oxy cần sử dụng toàn thời gian cho người bệnh, mà thường chỉ khi bệnh nhân mệt, khó thở, không thể hô hấp. Hoặc là liều lượng sẽ cần phải theo khuyến cáo và chỉ định từ bác sĩ. Bạn cần tuân thủ một cách chính xác, và chọn loại máy phù hợp với nhu cầu.
– Oxy được tạo ra thường bị khô, gây kích ứng họn và khô niêm mạc mũi, do đó nó cần được đi kèm bình làm ẩm để tạo ẩm trước khi đưa vào hệ hô hấp của người bệnh.
– Đặt máy tạo oxy tại nơi khô thoáng, và không có tình trạng ẩm ướt
– Không để các vât tạo lửa hoặc hút thuốc, sử dụng vật dễ cháy nổ tại nơi đặt máy tạo oxy.
– Khi sử dụng cần phải theo dõi kỹ máy tạo oxy và các tín hiệu đèn để kịp thời cập nhật, sửa lỗi tránh trường hợp oxy tạo ra không đạt tiêu chuẩn.