Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Và điều này một lần nữa được Samsung khẳng định: Màn hình cong thế hệ mới của hãng sẽ cho “chất lượng hình ảnh chân thực với độ sâu hơn nhiều so với trước”
Samsung khẳng định màn hình cong thế hệ mới của hãng sẽ cho “chất lượng hình ảnh chân thực với độ sâu hơn nhiều so với trước”
Cấu hình và màn hình
Nhìn lại lịch sử phát triển của công nghệ màn hình, có thể thấy công nghệ CRT có đời sống lâu dài nhất khi tồn tại từ những năm 1920 đến đầu thế kỷ 21 trong những chiếc TV trắng lẫn TV màu. Lịch sử của ngành công nghiệp hiển thị đã sang trang khi LCD xuất hiện vào những năm 2000 và liên tục có những bước đi mang tính đột phá!
Đi tắt đón đầu để vươn lên
Với smartphone, laptop; các nhà sản xuất phải tập trung cả “cuộc đua” về cấu hình lẫn màn hình. Và với tivi, màn hình cũng chính là nơi thể hiện “nội lực”! Đáng chú ý nhất là sự dịch chuyển ngôi vị thống lĩnh thị phần LCD từ các nhà sản xuất ngành điện tử Nhật Bản sang Hàn Quốc mà Samsung là một minh chứng.Với công nghệ tiên phong Samsung đã đi tắt đón đầu, thiết lập những “chuẩn hiển thị” mới cho ngành công nghiệp này.
Quyết định tập trung sản xuất tấm nền LCD của tập đoàn Samsung Electronics đã khởi đầu cho quá trình thay đổi vị thế của Samsung. Năm 1990, Samsung Electronics sản xuất tấm nền LCD với mục tiêu thoát khỏi hình ảnh của một tân binh công nghệ. Năm 1996, Samsung đưa vào sản xuất hàng loạt tấm nền 12.1 inches vượt lên 11.3 inches vốn được các nhà sản xuất notebook ưa chuộng lúc bấy giờ. Với dự báo tuyệt vời này, Samsung đã thành công lớn khi 12.1 inches trở thành tấm nền tiêu chuẩn mới.
Năm 2002, Samsung dẫn đầu thị phần tấm nền LCD trên toàn thế giới. Đến năm 2006, TV Bordeaux xuất hiện và chinh phục thị trường toàn cầu. Liên tục trong những năm sau đó, Samsung đã cho ra đời các thế hệ TV với công nghệ màn hình Plasma, LED và mới đây là UHD với sắc đen đẹp hơn gấp 8 lần TV LED truyền thống, độ phân giải gấp 4 lần chuẩn HD 1080p. Những sản phẩm Samsung mới trình làng tại triển lãm công nghệ CES 2014 cũng mang đầy tính dự báo về tương lai công nghệ màn hình, đặc biệt là với chiếc TV có màn hình có thể tùy chỉnh từ phẳng thành cong.
Hiện nay, Samsung chiếm khoảng 95% thị phần màn hình Super AMOLED trên thế giới. Từ chiếc điện thoại Galaxy SII với màn hình Super AMOLED cho hiển thị sắc nét với độ tương phản mạnh kể cả khi sử dụng ngoài trời đến siêu phẩm Galaxy SIII cũng gây ấn tượng mạnh với sự hỗ trợ của màn hình chuẩn Super AMOLED Samsung không dừng bước, siêu phẩm Galaxy S4, Note 3 ra đời với màn hình “thật như cuộc sống” làm ngất ngây lòng người yêu công nghệ.
OLED cong: Tương lai ngành công nghiệp hiển thị?
Nhìn vào lộ trình của Samsung, rất dễ đoán công nghệ OLED và thiết kế cong chính là chuẩn mực mới mà Samsung và các công ty điện tử hàng đầu khác đang hướng đến. Trong năm 2013, Samsung đã cho ra mắt 2 sản phẩm “cong” đầu tiên là chiếc TV OLED 55 inches và điện thoại Galaxy Round, cả 2 sản phẩm độc đáo này được xem là sự thay đổi mang tính cách mạng cả về thiết kế lẫn công nghệ. Cùng thời điểm, Apple được cho là cũng đang tập trung vào phát triển các sản phẩm màn hình cong.
Điện thoại màn hình cong Galaxy Round đang được xem là thử nghiệm thú vị của Samsung
Hiện tại, OLED là công nghệ duy nhất cho phép các nhà sản xuất có thể tạo ra màn hình dẻo (flexible display), và Samsung là một trong số rất ít hãng đang nắm giữ chìa khóa kỹ thuật công nghệ này để đưa màn hình dẻo vào những ứng dụng thực tế của đời sống.
Theo dự đoán của CNN, trong tương lai, những màn hình TV 90 inch với độ phân giải cao có thể được gấp hoặc cuốn gọn mang đến nhà bạn bè để cùng thưởng thức các trò chơi trực tuyến, mang theo trong kỳ nghỉ cuối tuần hoặc các chuyến đi chơi dã ngoại. Đây là một trong 10 ý tưởng cho cuộc sống tốt đẹp hơn được CNN bình chọn trong năm 2013 này. Một lần nữa, công nghệ màn hình cho thấy những khả năng còn rộng mở và vai trò quan trọng không thể thiếu được của nó trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
Theo dantri