Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Nhựa vốn là vật liệu rất phổ biến trong gia đình. Nếu bạn chú ý trên nhãn mác nhiều loại bao bì thường có một hình tam giác với 3 mũi tên, trong tam giác có một chữ số. Bạn có hiểu những ký hiệu này không?
Sự thật là có tất cả 7 loại nhựa được ký hiệu từ số 1 đến số 7. Mỗi loại nhựa lại có một đặc điểm riêng biệt, hãy theo dõi bảng dưới đây để xem đâu là loại nhựa an toàn nhất khi sử dụng trong gia đình nhé!
Các loại nhựa thường được dùng làm vật dụng gia đình | ||||
Loại nhựa | Các vật dụng thường được làm từ loại nhựa này | Đặc điểm | Khả năng tái chế | Độ an toàn |
Loại nhựa số 1 | chai nước khoáng, chai nước ngọt, chai dầu, chai soda | Loại này là nhựa polyethylen terephthalat, viết tắt là PETE hoặc là PET, khá an toàn để đựng thực phẩm, mặc dù vậy nó vẫn có thể tích tụ vi khuẩn nên chỉ thích hợp để dùng 1 lần. | Loại nhựa này có thể tái chế | An toàn khi dùng 1 lần |
Loại nhựa số 2 | bình sữa cho bé, chai dựng sữa, chai đựng nước trái cây, hoặc chai chứa các loại nước tẩy rửa, dầu gội đầu, nước rửa chén, sữa tắm… | Loại nhựa này trong thành phần có tỷ trọng Polyethylen cao nhất, thường có màu đục, không được đẹp nhưng lại an toàn. Với loại nhựa này, các vi khuẩn rất khó để tích tụ nên vô cùng sạch và an toàn, | Có thể tái chế được dễ dàng | An toàn nhất để đựng thực phẩm, đồ ăn… |
Loại nhựa số 3 | áo mưa, vật liệu xây dựng, mảnh nhựa hoặc hộp nhựa, màng co các loại chai, bình bằng nhựa, các loại màng plastic bọc thức ăn, chai đựng dầu ăn, đường ống dẫn nước, vỏ bọc dây cáp điện | Loại nhựa này được làm từ PVC (viết tắt là V), giá rẻ, độ dẻo cao, tính chịu nhiệt thấp.Trong thành phần của nhựa PVC có chứa phthalat – một trong những hợp chất hóa học gây nên sự dậy thì sớm, ngoài ra còn có VCM có khả năng gây ung thư. | Ít được chấp nhận tái chế | Không an toàn |
Loại nhựa số 4 | túi nhựa đựng hàng tạp hóa dây buộc, vỏ đĩa CD, vỏ ổ đĩa cứng, các loại chai có thể bóp, một số loại chai nhựa, giấy gói thực phẩm, hộp đựng thực phẩm | Đây là loại nhựa có chứa polyethylen mật độ thấp (viết tắt là LDPE), loại này khi làm túi đựng hàng tạp hóa bị lên án ở nhiều nước trên thế giới | Không được chấp nhận trong quá trình tái chế | Khá an toàn nhưng không có lợi cho môi trường |
Loại nhựa số 5 | Hộp sữa chua, chai đựng nước lọc, lọ đựng thuốc, chai đựng nước, lọ đựng các loại thực phẩm. | Loại này được làm từ polypropylen (viết tắt PP), có khả năng chịu nhiệt cao lên đến 130 độ, | Dễ tái chế | An toàn nhất khi dùng để đựng thực phẩm |
Loại nhựa số 6 | ly, hộp, đĩa thức ăn nhanh (dùng 1 lần rồi bỏ) hay các hộp thức ăn mang về | Loại này là nhựa polystyren (viết tắt PS), có khả năng chịu lạnh và chịu nhiệt cao, thường được gọi là xốp, tuy nhiên không quá an toàn bởi theo các nhà khoa học chúng có khả năng thôi nhiễm ra các chất hóa học độc hại khi ở nhiệt độ cao. | Rất khó tái chế | Không an toàn, không nên sử dụng |
Loại nhựa số 7 | Đa phần được sử dụng trong công nghiệp, làm vỏ máy tính, điện thoại… | Tất cả các loại nhựa còn lại, trong đó phải kể đến PC – một loại nhựa chứa BPA – một chất có thể gây ung thư và nhiều nguy cơ khác cho sức khỏe của cả người lớn và trẻ em. Hiện nay BPA bị cấm dùng tại nhiều nước trên thế giới. | Rất khó tái chế, không được chấp nhân tái chế | Không an toàn để đựng thực phẩm |
Nhìn vào bảng trên, có thể thấy loại nhựa số 2 và số 5 là an toàn nhất, vừa an toàn với người sử dụng, vừa không làm hại quá nhiều đến môi trường. Trong khi đó, loại nhựa số 4 mặc dù an toàn với người dùng nhưng lại không được thân thiện với môi trường cho lắm. Với nhựa số 1, nếu bạn chỉ sử dụng 1 lần, nó sẽ là loại nhựa an toàn.
Còn lại, loại nhựa số 3,6,7 là các loại nhựa không an toàn, khi nhìn thấy các ký hiệu số này trên bao bì, tốt nhất bạn không nên lựa chọn.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam