Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Loa bookshelf là gì?
Có rất nhiều cách phân loại loa, tùy vào từng tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, cách phân loại phổ biến nhất chính là dựa theo đặc điểm thiết kế, hình dáng của loa. Nếu chỉ xét riêng trong mảng loa nghe nhac, tiêu chí này phân ra 2 nhóm loa chính là loa cột (thùng loa cao, thon dài, dùng để đứng trên sàn) và loa bookshelf (thùng loa nhỏ, ngắn, dùng để đặt trên bàn, tủ, kệ hoặc chân loa). Ngoài ra, còn có một nhánh khác thường được gọi là loa thùng, ý chỉ đến những loa có kích thước lớn, thùng loa đồ sộ cả về bề ngang lẫn chiều cao.
Trong đó, loa kệ sách (bookshelf speaker) là khái niệm được ra đời dùng để chỉ những cặp loa thung kín, kích thước nhỏ lần đầu ra mắt các thị trường âm thanh của Mỹ, Anh như Acoustics Research, Altec Lansing, JBL, Celestion, Leak… Ở thời điểm đó, những cặp loa này thường được đặt trên mặt tủ đồ hoặc trên kệ sách bởi sự gọn gàng về kích thước. Do đó, cái tên loa kệ sách (bookshelf) ra đời.
Về sau này, với sự phát triển, cải tiến về thiết kế, cấu trúc thùng loa, khá niệm loa bookshelf được mở rộng để chỉ chung những cặp loa có kích thước tương đối nhỏ gọn (không phân biệt thùng kín hay thùng hở như trước), thường có chiều cao khá hạn chế, cần phải được kê, đặt trên bàn, tủ, kệ hoặc sau này là sự ra đời của các bộ chân loa chuyên dụng dành cho loa bookshelf để đạt được chiều cao phù hợp cho việc trình diễn. Có một đặc điểm không bắt buộc nhưng xuất hiện ở hầu hết các loa bookshelf chính là cấu trúc 2 đường tiếng, 2 củ loa con với 1 woofer và 1 tweeter. Tất nhiên, vẫn có một vài loa bookshelf sở hữu cấu trúc 1 đường tiếng (toàn dải) hoặc 3 đường tiếng như thường thấy ở các loa cột.
Ưu nhược điểm của loa bookshelf
Ưu điểm
Ưa điểm lớn nhất của loa bookshelf chính là sự nhỏ gọn. Nhờ vào kích thước được thu gọn đáng kể so với loa cột, đặc biệt là ở chiều cao, loa bookshelf trở nên cực kì linh hoạt để có thể bố trí được ở mọi vị trí, mọi không gian theo mong muốn của người dùng, kể cả những phòng nghe nhỏ hẹp với không gian cực kì hạn chế. Thêm vào đó, âm thanh vừa vặn của loa bookshelf cũng giúp phát huy tối ưu chất lượng trải nghiệm trong những không gian nhỏ, điều mà loa cột hay những đôi loa thùng cỡ lớn không thể làm được.
Cấu trúc thường chỉ với 2 đường tiếng, 2 củ loa và một mạch phân tần đơn giản giúp loa bookshelf quản lý rất tốt về tần số và pha giữa các củ loa, từ đó đem lại âm thanh có sự hòa quyện và độ liền lạc cao. Cấu trúc đơn giản cũng giúp cho loa bookshelf trở nên nhẹ kéo hơn hẳn, có thề sử dụng được với nhiều dòng ampli hơn. Thêm vào đó, chi phí sản xuất và giá thành của 1 đôi loa bookshelf là thấp hơn rất nhiều so với 1 đôi loa cột cùng loại, giúp nó trở nên thân thiện với đông đảo người dùng.
Nhược điểm
Nhược điểm mà ta dễ nhận thấy nhất ở loa bookshelf chính là những hạn chế về hiệu năng trình diễn, năng lượng chỉ ở mức vừa phải, không thể đáp ứng được những phòng nghe cỡ lớn hoặc không gian mở. Cấu trúc 2 đường tiếng, 2 củ loa cùng việc sử dụng những driver và thùng loa cỡ nhỏ khiến cho đáp tuyến của loa bookshelf cũng bị thu hẹp đi đáng kể so với loa cột, đặc biệt là ở dải trầm, tiếng bass của loa bookshelf thường không thể sâu và mạnh mẽ như các mẫu loa cột cùng loại. Do đó, người dùng có thể dùng thêm subwoofer để bỏ sung dải trầm.
Loa bookshelf có vóc dáng nhỏ xinh với đa số người chơi, đây là một điểm cộng lớn, nhưng với một số người thích kiểu loa đồ sộ, hoành tráng thì bookshelf là quá nhỏ để đáp ứng gu của họ. Vì thế đây là một đặc điểm vừa là ưu điểm, vừa là nhược điểm của chiếc loa này.
Trên đây là những kiến thức về loa bookshelf Websosanh muốn truyền tải tới bạn đọc. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn trong việc thiết kế dàn loa gia đình. Chúc các bạn thành công!