Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Một số bà mẹ lo lắng việc cho con bú (đặc biệt là vào bạn đêm) sẽ gây sâu răng giống như việc cho bé ngậm một bình sữa công thức đi ngủ sẽ làm ảnh hưởng tới răng miệng của bé. Về cơ bản, mối liên hệ có vẻ gần gũi này lại không đúng đối với việc cho trẻ bú mẹ (dù là ban đêm hay bất kỳ thời điểm nào trong ngày) với việc sâu răng.
Bú sữa mẹ không làm trẻ bị sâu răng
Trước đây, khi trẻ chưa được bú bình, tình trạng sâu răng của trẻ là rất hiếm gặp. Hai nha sĩ Tiến sĩ Brian Palmer và Tiến sĩ Harold Torney đã đi sâu vào việc nghiên cứu mở rộng trên các sọ người (có từ 500 -1000 năm trước) trong chuyên đề về sâu răng ở trẻ nhỏ. Dĩ nhiên, những đứa trẻ này đã được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ trong một thời gian dài. Nghiên cứu của hai vị tiến sĩ này đã cho kết luận rằng bú mẹ không phải là nguyên nhân dẫn tới bệnh sâu răng.
Một trong những lý do khiến cho việc bú bình gây ra sâu răng là do loại chất lỏng cho vào miệng trẻ (đó có thể là sữa, nước quả khi trẻ uống tiếp xúc với răng của trẻ trong một thời gian dài). Sữa mẹ không bị đọng lại trong miệng trẻ giống như khi trẻ bú sữa bình vì sữa mẹ chảy thành dòng và chỉ chảy ra khi trẻ tích cực mút. Ngoài ra, sữa từ vú vào miệng của trẻ ở phía đằng sau răng. Nếu trẻ tích cực mút thì sau đó cũng nuốt luôn, do đó việc sữa mẹ đọng trong miệng trẻ không phải là một vấn đề.
Vi khuẩn (hiện diện theo hình thức mảng bám) là vi khuẩn Streptococus Mutans, nguyên nhân gây sâu răng. Những vi khuẩn này sử dụng đường thực phẩm và sản sinh ra acid – chính acid này trực tiếp gây ra sâu răng. Vi khuẩn Strep mutans phát triển mạnh mẽ trong các môi trường có chứa đường, lượng nhỏ có trong nước bọt và độ pH thấp của nước bọt. Một lượng vi khuẩn (chiếm khoảng 20%) đã làm tăng nồng độ axit, gia tăng vi khuẩn, tăng nguy cơ của sâu răng phát triển. Khi đứa trẻ nhà bạn có những chiếc răng đầu tiên, bé có thể bị nhiễm vi khuẩn này qua lây nhiễm nước bọt từ mẹ hoặc những người chăm sóc trẻ khác. Để tránh việc truyền vi khuẩn cho trẻ, bạn nên tránh để lây nhiễm qua đường truyền nước bọt do việc sử dụng chung thìa, cốc, hôn miệng bé, nhai thức ăn cho bé, hoặc đưa núm vú bình của bé vào miệng bạn. Mặt khác, một nghiên cứu lại chỉ ra rằng những đứa trẻ mà có các bà mẹ có lượng vi khuẩn strep mutans cao có thể có một số cơ chế bảo vệ (miễn dịch) với sâu răng cho dù thường xuyên tiếp xúc nước bọt trong vài tháng trước khi răng trẻ mọc.
Tiến sĩ Brian Palmer đã cho biết: “Bản thân sữa mẹ không phải là nguyên nhân gây sâu răng. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ không miễn dịch với sâu răng bởi các yếu tố khác. Sâu răng có nguyên nhân là do vi khuẩn (Streptococus mutans) đã truyền tới trẻ sơ sinh bởi cha mẹ, những người chăm sóc hoặc những người khác” (Palmer 2002).
Sâu răng ở trẻ nhỏ thường do vi khuẩn lây qua đường nước bọt
Cho tới gần đây, các nghiên cứu duy nhất được thực hiện là ảnh hưởng của đường lactose (đường sữa, sữa mẹ cũng chứa) bám lại trên răng, không có nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng của tất cả các thành phần có trong sữa mẹ. Sữa mẹ cũng chứa lactoferrin, một thành phần có trong sữa mẹ thực sự ngăn chặn và diệt vi khuẩn Strep Mutans (Vi khuẩn gây sâu răng). Một nghiên cứu vào tháng Ba/tháng Tư năm 1999 của Nha Khoa Nhi Khoa đã lấy các chất trên răng của người lớn và trên răng của những đứa trẻ để xác định độ thay đổi pH của mảng bám răng (Erickson 1999) – và nghiên cứu này “kết luận rằng sữa mẹ không gây sâu răng”. Một nghiên cứu của Phần Lan cũng cho kết quả là không tìm thấy mối liên hệ nào giữa bệnh sâu răng và việc trẻ bú mẹ trong thời gian dài (trên 34 tháng)(Alaluusua 1990). Valaitis et al đã kết luận, “Tổng quan hệ thống trong nghiên cứu về sâu răng ở trẻ nhỏ, phương pháp, các biến, các định nghĩa, và các yếu tố nguy cơ chưa được đánh giá một cách nhất quán. Nhưng chắc chắn không có mối quan hệ giữa việc cho con bú và tình trạng sâu răng phát triển. Theo tạp chí Valaitis 2000 thì không có thời điểm chính xác để ngừng cho bé bú và người mẹ nên được tạo điều kiện để cho con bú mẹ lâu như họ muốn.”. Một đánh giá khác vào năm 2013 (Lavigne 2013), “tiết lộ rằng không có bằng chứng thuyết phục cho thấy cho con bú kéo dài làm tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ nhỏ.”
Trong luận án chưa được công bố của một Tiến sĩ Torney (Torney, 1992), không có sự tương quan nào được tìm thấy giữa tình trạng sâu răng khởi phát sớm (trẻ dưới 2 tuổi) với các kiểu cho con bú đêm thường xuyên, cho bé bú khi đang ngủ… Ông tin rằng các trường hợp thông thường, các kháng thể trong sữa mẹ giúp chống lại các vi khuẩn trong miệng gây ra sâu răng. Tuy nhiên, nếu có những khiếm khuyết nhỏ trong men răng khiến răng trở nên nhạy cảm hơn thì hiệu quả bảo vệ của sữa mẹ là không đủ để chống lại các ảnh hưởng của sự kết hợp giữa vi khuẩn và các loại đường trong sữa. Khiếm khuyết men xảy ra khi các răng sữa đầu tiên hình thành trong tử cung. Lý giải của ông được dựa trên một nghiên cứu quy mô rộng trẻ em bú sữa mẹ lâu dài có hay không bị sâu răng.
Theo nghiên cứu này, một đứa trẻ đang bú mẹ (không bổ sung sữa bình, nước trái cây hoặc các thực phẩm rắn) thì trẻ không bị sâu răng trừ khi trẻ bị do di truyền..răng yếu hoặc không có men răng. Một đứa trẻ không có vấn đề về di truyền thì cai sữa sẽ không làm giảm tỷ lệ bị sâu răng và có thể trẻ bị sâu răng do thiếu lactoferrin.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các loại thực phẩm khác trong chế độ ăn của bé (chứ không phải sữa mẹ) là nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng. Các nghiên cứu Erickson năm 1999 (thử các yếu tố thực phẩm lên một hàm răng khỏe mạnh ) đã chỉ ra rằng một mình sữa mẹ thực tế giống với nước, không gây sâu răng – một thí nghiệm khác thậm chí còn chỉ ra rằng hàm răng trở nên khoẻ mạnh hơn khi tiếp xúc với sữa mẹ. Tuy nhiên, khi một lượng nhỏ đường được thêm vào sữa mẹ, thì hỗn hợp này còn có khả năng gây sâu răng mạnh mẽ hơn là dịch đường thuần khiết. Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh răng và vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ hai lần một ngày
Khi những đứa trẻ nhà bạn đã mọc răng thì đây là một thời điểm lý tưởng để bạn đánh răng cho con hai lần một ngày và cho bé uống nước sau bữa ăn để rửa trôi các thức ăn bám vào. Ngoài ra không nên cho bé ngậm bình sữa hay nước quả suốt cả ngày. Điều này khiến răng bé liên tục tiếp xúc với sữa hoặc nước hoa quả mỗi lần bé uống. Sâu răng có mối liên quan trực tiếp với thời gian tiếp xúc của chất ngọt với răng. Tránh dùng quá nhiều đường, thực phẩm tự nhiên sẽ tốt hơn. Nếu bạn đang tự hỏi về việc bổ sung fluoride trong kem đánh răng của trẻ thì hãy hỏi ý kiến của nha sĩ.
Minh Hường
(Theo kellymom)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam