Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Ưu điểm:
- Thiết kế hiện đại, mỏng nhẹ
- Màn hình góc mở 180 độ
- Hiệu năng vừa đủ để xài các ứng dụng văn phòng, thậm chí là chơi game nhẹ
- Thời lượng pin cực trâu
Nhược điểm:
- Màn hình lóa, không được trang bị lớp chống chói
- Bàn phím gõ chưa thực sự thoải mái
- Chất lượng loa trung bình
Đánh giá chi tiết laptop Lenovo Ideapad 120S
Thiết kế
Ideapad 120S thuộc phân khúc laptop gia re nên nó gần như hội tụ những gì ‘rẻ tiền’ nhất nhằm có được mức giá bán hợp lý. Tuy nhiên Lenovo đã xóa tan cái suy nghĩ đó ra khỏi đầu của mình với tài thiết kế tinh tế của hãng. Lớp vỏ nhựa được làm từ polycarbonate và được phủ xám trông rất sang trọng, nhìn từ xa không khác gì vỏ kim loại.
Thiết kế thân máy mỏng, kiểu dáng vát chéo ra tận cạnh viền tạo cảm giác siêu mỏng như nhiều mẫu Ultrabook hiện nay. Trọng lượng máy cũng khá nhẹ, chỉ hơn 1kg nên rất tiện lợi để mang đi sử dụng khắp mọi nơi.
Màn hình
Ideapad 120S được trang bị màn hình 14 inch độ phân giải HD, chất lượng hiển thị của nó ở mức khá, màu sắc tương đối ổn. Tuy nhiên độ tương phản của màn hình này chỉ ở mức tương đối do không được phủ lớp chống lóa, vậy nên bạn không nên sử dụng ở ngoài trời kẻo không nhìn thấy gì luôn đấy.
Bàn phím – Touchpad
Thiết kế bàn phím của Ideapad 120S khá lạ với những đường cong ở cạnh dưới, theo mình thì có lẽ Lenovo muốn tăng diện tích tiếp xúc với ngón tay. Khoảng cách giữa các phím hợp lý, quá trình sử dụng mình không bị gõ nhầm sang phím khác. Tuy nhiên về cảm giác gõ thì mình thấy vẫn chưa ổn lắm. Hành trình phím hơi nông, gõ hơi bị cứng lực nhấn chia không đều trên mỗi phím. Nhưng nghĩ đến mức giá của nó thì mình lại thấy vẫn chấp nhận được.
Touchpad của Ideapad hoạt động trơn tru, mượt mà, vuốt chạm thoải mái. Con trỏ trên máy cũng có khả năng nhận diện nhanh và chính xác.
Cấu hình – Hiệu năng
Như đã đề cập, Ideapad 120S thuộc phân khúc giá rẻ nên cấu hình của nó cũng chẳng cao cấp đi đâu được. Máy sử dụng con chip Intel Celeron N3350, RAM 2GB, HDD 32GB, card đồ họa tích hợp Intel HD Graphics 500.
Sau khi dùng thử thì mình thấy cấu hình này của Ideapad 120S thao tác tác vụ văn phòng tương đối ổn định và mượt mà. RAM 2GB nên nó có thể chơi một số tựa game với mức cấu hình thấp nhưng càng chơi lâu thì máy càng đuối, một số tác vụ nặng cũng vậy. Nhưng như vậy cũng khá tốt rồi, sinh viên dùng để học tập hay dân văn phòng làm việc cũng đâu đòi hỏi nhiều gì về cấu hình đâu.
Loa – Tản nhiệt
Loa của Ideapad 120S được đặt ở mặt đáy, mình đánh giá chất lượng loa của nó ở mức trung bình, nghe nhạc hay xem phim còn được chứ để trải nghiệm âm thanh sâu sắc hơn thì không thể.
Trên máy mình không thấy có bất kỳ khe tản nhiệt nào nhưng máy cũng không bị nóng trong quá trình sử dụng. Cũng đúng thôi, hiệu suất của con chip Celeron không cao nên cũng không sản sinh nhiều nhiệt trong quá trình vận hành.
Thời lượng pin
Điểm mình ưng ý nhất với Ideapad 120S là pin của nó cực kỳ trâu. Mình test máy với điều kiện ánh sáng màn hình 100%, loa ngoài 100%, wifi mở liên tục và các thao tác khác. Sau 2 tiếng sử dụng thì máy mới tụt 30% pin, cũng có nghĩa nó có thể trụ được khoảng 6 tiếng chỉ với một lần sạc. Nếu giảm độ sáng màn hình, âm lượng và hạn chế thao tác thì thời gian sẽ còn kéo dài nữa.
Có nên mua Lenovo Ideapad 120S hay không?
Với cá nhân mình, nếu chỉ cần một chiếc laptop để làm việc văn phòng, chỉ ngồi gõ text thì mình sẽ mua. Các bạn sinh viên có nhu cầu học tập cũng có thể cân nhắc vì trông nó cũng khá thời trang, lại gọn nhẹ và mỏng nữa. Còn nếu có yêu cầu cao hơn về cấu hình máy để chơi game hay thiết kế thì chắc chắn Ideapad 120S sẽ không thỏa mãn được bạn rồi.
Giá bán tham khảo: 3.590.000