Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Sử dụng phương pháp skin-on-skin (da tiếp da)
Da – tiếp – da là một trong những biện pháp tối ưu hiện nay để tăng cường mối liên kết giữa mẹ và bé, giúp bé có được bữa ăn ngon hay những giấc ngủ ngoan. Nếu bé nhà bạn có dấu hiệu bỏ bú hoặc lười bú hãy tận dụng triệt để phương pháp này.
Hãy đặt con trên ngực mẹ và ôm con càng thường xuyên càng tốt, kể cả khi không cho con bú. Việc này sẽ giúp dần dần gia tăng lượng sữa mẹ tiết ra cũng như tăng mối liên kết, tình cảm gắn bó giữa hai mẹ con, kích thích bé thèm bú nhiều hơn. Chỉ sau một thời gian sử dụng phương pháp này, mẹ sẽ thấy con bú đều và ngoan hơn.
Không quấn tã cho bé ngay sau khi ra đời
Các nhà khoa học cho rằng các em bé được quấn tã ngay sau khi sinh sẽ có xu hướng bú mẹ ít hơn, thậm chí là không thích bú mẹ và bỏ bú thường xuyên. Mẹ nên để con được “thả lỏng” trong vài ngày sau khi sinh. Chỉ khi tay bé được tự do, thoải mái, bé mới có bản năng tìm đến bầu vú mẹ, như thế mẹ sẽ không lo con lười bú hay bỏ bú nữa.
Luôn giữ cho cơ thể bé mát mẻ, thông thoáng
Nhiều bà mẹ sợ rằng con mình bị lạnh nên quấn và bọc con trong áo ấm và chăn len. Tuy nhiên, nếu bé được “ủ” quá kỹ, bé sẽ luôn trong tình trạng cảm thấy buồn ngủ và không có hứng thú muốn thức dậy, kể cả khi đói. Không những thế, việc quấn bé quá nóng sẽ làm bé ra nhiều mồ hôi, từ đó tiêu tốn một lượng calo không cần thiết, khiến bé mệt mỏi và không còn hào hứng với việc bú mẹ nữa.
Mẹ nên nhớ rằng, không được để cơ thể bé bị lạnh, nhưng cũng tuyệt đối không nên khiến bé cảm thấy bức bí. Hãy giữ cho cơ thể bé luôn mát mẻ và thông thoáng. Mẹ tốt nhất là hãy dựa vào thời tiết để mặc quần áo cho bé một cách phù hợp.
Kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng của người mẹ
“Mẹ ăn gì con bú nấy”, vì vậy, nếu trẻ không hứng thú với việc bú mẹ thì có nhiều khả năng là trong sữa của mẹ có những mùi vị lạ khiến bé không thích. Mẹ hãy kiểm tra lại xem trong chế độ ăn uống của mình có món nào lạ không.
Các mẹ sau sinh cũng được khuyên là không nên ăn những loại thức ăn có mùi tanh nồng, gia vị mạng như tỏi, ớt, hạt tiêu, cá sống,… vì nó có thể khiến mùi vị sữa mẹ bị thay đổi, một trong những lý do làm em bé không muốn bú. Ngoài ra, sữa mẹ có mùi lạ cũng có thể do tuyến mồ hôi của mẹ hoạt động quá mạnh.
Chăm cho bé bú
Hãy tạo cho bé thói quen bú thường xuyên, cứ đến cữ là bú. Như thế, bé sẽ tập được thói quen đến giờ là đói. Ngoài ra, nếu nguồn sữa của mẹ thất thường, khoảng cách giữa các lần cho bé bú không được đều đặn, em bé cũng sẽ dễ sinh ra lười bú. Vì vậy, ngay cả trong trường hợp này, mẹ cũng hãy cho con bú thường xuyên, việc này không những tạo thói quen cho bé mà còn giúp kích thích sữa về đều đặn và nhiều hơn.
Thay đổi tư thế bú
Tư thế bú cũng là một trong những yếu tố quan trọng không kém ảnh hưởng đến việc bé có bú đều hay không. Mẹ nên nhớ rằng không phải nguồn sữa của mẹ nào cũng giống nhau, có người nhiều sữa sẽ chảy rất nhanh, người mà ít sữa thì lại chảy rất chậm.
Hãy quan sát dòng sữa của mình để tạo tư thế cho con bú phù hợp. Sữa mẹ chảy quá nhanh hay quá chậm đều có thể làm bé gặp khó khăn khi bú và vì thế, bé không muốn bú mẹ. Khi mẹ có nhiều sữa, nên hạn chế tư thế bú nằm mà nên ngồi cho con bú, dựa lưng vào tường để ngăn ngừa việc sữa chảy ra ào ạt gây ngộp thở, giúp bé bú thoải mái và an toàn hơn.
Bên cạnh những phương pháp trên thì khi bé có dấu hiệu bỏ bú, lười bú lâu dài, mẹ cũng nên xem xét tình trạng sức khỏe của bé. Nếu bé có triệu chứng của ốm đau, hay mắc một loại bệnh gì đó, mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ, càng sớm càng tốt.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam