Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Ngân hàng tính lãi suất thẻ tín dụng ngân hàng như thế nào?
Như trên chúng ta đã biết rằng ngân hàng cung cấp thời hạn trả nợ và mình phải trả đầy đủ. Nhưng nếu mình không đủ tiền để trả thì sao? Và trong trường hợp này, ngân hàng sẽ tính lãi của mình như thế nào?
Trong hóa đơn thanh toán thẻ tín dụng ngân hàng mà ngân hàng gửi cho bạn vào ngày cuối của chu kỳ thanh toán, bạn sẽ thấy số tiền tối thiểu phải trả (minimum payment). Tùy theo mỗi ngân hàng mà số tiền này sẽ khác nhau. Hiện nay ở Việt Nam, đa số ngân hàng áp dụng số tiền tối thiểu này là 5% trên dư nợ cuối kỳ (balance) hoặc ít nhất là 50,000 VND. Nếu bạn không trả được đầy đủ tiền nợ, thì phải trả ít nhất là khoản tối thiểu này. Nếu bạn không trả đủ khoản tối thiểu, thì bạn sẽ bị phạt vì chậm trả nợ.
Nếu bạn trả không đủ số tiền nợ, nhưng đạt được mức tối thiểu (hoặc trên tối thiểu), thì số tiền lãi sẽ được tính như thế nào? Tiền lãi sẽ được tính dựa trên các tiêu chí sau:
Các giao dịch chịu tính lãi (interest rate) trong billing cycle: hoạt động mua sắm, giao dịch trên mạng, …. Các giao dịch như rút tiền (cash advance) ở máy ATM thì đã bị tính lãi ngay lúc bạn rút rồi.
Số dư nợ trung bình hằng ngày (daily average balance) trong chu kỳ thanh toán: số này được tính bằng cách lấy mỗi số dư cuối ngày trong tháng cộng lại rồi chia trung bình cho số ngày trong tháng.
Lãi suất mỗi ngày (daily interest rate): thường thì ngân hàng sẽ cung cấp thông tin lãi suất thẻ tín dụng ngân hàng trên năm (APR = Annual Percentage Rate). Bạn sẽ phải quy đổi ra lãi suất hằng ngày (APR / 365).
Ví dụ về cách tính lãi suất thẻ tín dụng ngân hàng
Trong ví dụ này, không đề cập đến trường hợp thanh toán đầy đủ vì trường hợp này không có lãi nên không có gì phải bàn và cũng không đề cập đến các giao dịch khác ngoài giao dịch mua sắm vì những giao dịch khác chịu mức lãi suất riêng và đã được tính ngay từ khi thực hiện giao dịch.
Giả sử chu kỳ thanh toán là từ ngày 1 đến 30 hàng tháng. Bạn được cấp thẻ tín dụng ngân hàng với hình thức miễn lãi 45 ngày, nghĩa là hạn chót trả tiền là ngày 15 tháng sau (tính là 15 cho dễ). Lãi suất ngân hàng là 25.8%/năm = 0.07068%/ngày (0.0007068/ngày). Số tiền tối thiểu phải trả là 5% dư nợ (balance) hay ít nhất 50 ngàn (số nào lớn hơn lấy số đó).
Ngày 5/1 bạn mua hàng trị giá 2 triệu đồng.
Ngày 31/1, bạn nhận hóa đơn báo thanh toán đầy đủ 2 triệu vào ngày 15/2. Số tiền tối thiểu là 100 ngàn đồng (5% là 100 ngàn lớn hơn 50 ngàn).
Ngày 10/2 bạn mua hàng trị giá 4 triệu đồng.
Ngày 15/2 bạn thanh toán 100 ngàn đồng.
Cuối tháng 2 (hoặc đầu tháng 3) bạn nhận được hóa đơn bao gồm khoản thanh toán 4 triệu của tháng 2, khoản lãi số dư hiện có (món hàng 2 triệu và cả 4 triệu). Nguyên nhân bạn bị tính lãi của món 4 triệu là do ngày 15/2 bạn chưa thanh toán đầy đủ, nên bạn không được nằm trong diện miễn lãi 45 ngày của tháng 2.
Lãi suất thẻ tín dụng
Cách tránh bị tính lãi suất thẻ tín dụng ngân hàng
Cần thanh toán ngay khoản tiền vừa giao dịch càng sớm càng tốt. Nếu không thanh toán được đầy đủ thì thanh toán bao nhiêu hay bấy nhiêu, càng sớm càng tốt. Vì như các bạn thấy trong phương pháp tính lãi suất theo dư nợ trung bình ngày (daily average balance), ngày nào tiền nhiều thì lãi nhiều, ngày nào tiền ít thì lãi ít, và không có tiền thì không có lãi.
Nếu như bạn đoán trước không thể trả hết số tiền nợ trong tháng này vào hạn chót trả nợ của tháng sau thì bạn không nên mua sắm tiếp trong những ngày của tháng sau, bởi vì những giao dịch đó sẽ bị tính lãi do bạn chưa (hoặc có khả năng) không trả hết tiền nợ và như vậy, bạn bị mất quyền lợi miễn lãi (45 ngày).
Thông thường, nếu bạn để nợ trả không hết, thì phải mất ít nhất 2 tháng để lấy lại quyền miễn lãi ( Ví dụ từ tháng 1 nợ thì tháng 2 vẫn nợ, đến tháng 3 nếu trả hết mới miễn lãi)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam
O.N