Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Bằng việc chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu của từng dòng bếp nổi tiếng để giúp bạn có được cẩm nang mua bếp từ đúng ý, phù hợp nhu cầu.
1. Mua bếp từ Đức, nên hay không?
Những dòng bếp từ Đức như là Bosch, Hafele, AEG…đã quen mặt với người dùng Việt Nam.
Ưu điểm:
- Bếp từ Đức sang chảnh, nếu có tài chính vững vàng thì cứ rinh ngay mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều.
- Mặt kính của bếp từ Đức xịn sò, làm bằng chất liệu Schott Ceran, bằng EauroKera…bền bỉ, chống sốc, chống nhiệt tốt.
- Mua bếp từ Đức đẳng cấp, thiết kế cũng chuẩn châu Âu, khiến không gian cho nhà mới xây chẳng khác nào được “lột xác”.
- Điều khiển cảm ứng của bếp dễ dàng dùng.
- Đây là dòng bếp chất lượng cao, được công nhận trên toàn thế giới.
Nhược điểm:
- Mua bếp từ Đức đắt, phải trên 15 triệu mới có được dòng bếp vuông 3 vùng nấu, bản nhập khẩu…những nhà kinh tế không cao phải cân nhắc mua về.
- Bếp từ Đức sẽ kén nồi hơn so với nhiều loại bếp khác. Chi phí nồi chảo mới cho người mới dùng sẽ tương đối đắt đỏ.
- Có một số lẫn lộn trong nhà sản xuất. Thương hiệu thì của Đức rồi nhưng tùy bản sản xuất ở đâu.
- Bảo hành: bởi vì nhiều hãng Đức chưa có nhà phân phối chính hãng mà là nhập khẩu nên bảo hành cũng có nhiều vấn đề. Linh kiện sẽ nhiều khi là do nhà phân phối nhập.
2. Mua bếp từ nội địa Nhật có nên hay không?
Nhiều người nghĩ rằng bếp nội địa Nhật là hàng nhật bãi. Tuy nhiên, tại nước ta có nhập về bếp Nhật nội địa new 100%. Dòng này dùng điện 200v.
Có thể cân nhắc các dòng nội địa Nhật như là Mitsubishi, Panasonic, Hitachi.
Ưu điểm:
- Trong tầm giá 10 triệu chất lượng rất ổn, không độn và ảo giá.
- Mặt kính Ceramic là kiểu kính cơ bản để phát triển thành Schott Ceran, EuroKera nên thấy được chất lượng khi dùng.
- Xuất xứ rõ ràng
- Không kén nồi khi dùng. Dù bếp từ vốn kén nồi hơn so với bếp hồng ngoại, bếp gas nhưng các dòng của Nhật dùng linh hoạt được hơn.
- Thường các dòng bếp Nhật hay tích hợp 3 vùng nấu và có thêm lò nướng tiện dụng.
- Dùng được điện 220V.
Nhược điểm:
- Câu chuyện bảo hành khi mua bếp từ Nhật cũng tương tự như bếp từ Đức. Tuy nhiên linh kiện thay thế cũng như chế độ bảo hành của các bên bây giờ ổn áp hơn so với trước rất nhiều.
- Thiết kế bếp từ Đức có phần thực dụng, không thể đẹp mắt bằng bếp từ châu Âu nhưng vẫn đơn giản, dễ nhìn.
- Điện thế 200v.
- Không có quá nhiều nhà phân phối.
Nhìn chung thì mua bếp từ Nhật là sự lựa chọn lý tưởng trong tầm giá chục triệu. Hãy cân nhắc lựa chọn nhà phân phối uy tín là được.
3. Nên mua bếp từ Trung Quốc dòng có thương hiệu hay không?
Việc chê sản phẩm đến từ Trung Quốc hiện nay thực sự là tư tưởng không còn hợp thời. Bởi vì dù rằng có thể nhiều dòng đẳng cấp, chất lượng không bằng Đức và Nhật nhưng vẫn có nhiều sản phẩm Trung Quốc chất lượng, nhất là ở phân khúc giá rẻ thì phải nói là đứng top Việt Nam.
Bếp từ Trung Quốc chính hãng so về tính năng hay chất liệu làm thì bởi vì giá thành phải chăng hơn mà cũng chỉ kém cạnh các hãng Tây một chút thôi.
Gợi ý một số sản phẩm có thể kể đến như là bếp từ Midea giá rẻ nhưng dòng đơn, đôi hay nhiều vùng nấu đều có để lựa chọn mà giá cực mềm.
4. Mua bếp từ Việt Nam, Đông Nam Á
Thị trường bếp từ Việt Nam tương đối phức tạp. Ngoài nhưng thương hiệu khẳng định made in Việt Nam với nhiều dòng ăn khách, được ưa chuộng và công nhận thì còn nhiều hãng kiểu lấy tên brand của Đức, Hàn, Nhật hay châu Âu nhưng “nội dung” bên trong lại chỉ tương tự Trung Quốc. Cần phải phân biệt được các dòng này để người dùng mua tỉnh táo. Ngoài ra còn có các hãng Đông Nam Á cung cấp bếp từ cũng có thể cân nhắc.
Kết luận
Nhìn chung thì tùy nhu cầu sử dụng các loại bếp từ đôi, bếp từ đơn cũng như mức tài chính mà chọn các dòng bếp từ các nước hợp lý. Nếu có kinh tế thì cứ cân nhắc các dòng sản phẩm cao cấp đến từ các hãng lớn trên thế giới. Còn nếu tài chính eo hẹp thì các hãng nhỏ lẻ đến từ Trung Quốc, Đông Nam Á, Việt Nam cũng có thể cân nhắc.