Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Màn chiếu tường và màn chiếu cố định
Màn chiếu tường
Hầu hết những màn chiếu hiện nay đều ở dạng treo tường, trong đó lại được chia ra làm 2 loại kéo tay và chạy điện.
Ưu điểm: tốn ít diện tích do có thể cuộn lại trong hộp khi không sử dụng. Tính cơ động cao dễ dàng di chuyển khi cần.
Nhược điểm: chất lượng bề mặt màn thường không mịn do chất liệu màn không tốt. Bề mặt màn thường bị nhăn, cong vênh đặc biệt là ở giữa và 2 bên mép màn sau một quá trình sử dụng do bề mặt của màn bị giãn không đều và hệ thống căng màn cũng như bộ cơ cuốn màn hoạt động không tốt. Điều này làm giảm đáng kể chất lượng của hình ảnh. Những màn chiếu cao cấp đã hạn chế được phần nào khuyết điểm này bằng cách sử dụng hệ thống căng màn đặc biệt và bộ cơ cuộn màn vận hành hết sức trơn tru. Tuy nhiên giá thành của những màn chiếu này lại tương đối cao.
Màn chiếu cố định
Màn chiếu cố định được sử dụng rộng rãi trong các rạp chiếu phim hay các phòng chiếu phim tại gia riêng biệt.
Ưu điểm: bề mặt màn phẳng tuyệt đối giúp cho hình ảnh được thể hiện rất đồng đều. Chất lượng bề mặt màn ít bị suy giảm qua thời gian.Màn chiếu xám
Các màn chiếu Home Cinema hiện nay có xu hướng sơn màu xám. Tại sao lại như vậy? Về lý thuyết thì màn chiếu màu trắng là cho màu sắc trung thực nhất vì màu trắng phản chiếu chính xác lại màu sắc được chiếu lên nó, bất kỳ màn chiếu có màu sắc nào khác sẽ không ít thì nhiều gây ra sự sai lệch về màu sắc. Có thể thấy rằng hầu hết các rạp chiếu phim chuyên nghiệp đều sử dụng màn chiếu trắng để đảm bảo thể hiện một cách chính xác những màu sắc đưa ra bởi máy chiếu. Vậy tại sao màn chiếu phim gia đình lại màu xám thay vì sử dụng màn màu trắng. Câu trả lời ở đây chính là việc kiểm soát ánh sáng trong phòng chiếu. Một phòng chiếu phim tiêu chuẩn thì phải hoàn toàn được kiểm soát được sự lọt sáng (ánh sáng bên ngoài lọt vào) và phản xạ ánh sáng trong môi trường phòng chiếu, cụ thể là ánh sáng từ màn chiếu sẽ phản xạ lên những bức tường xung quanh, trần nhà, sàn nhà… và cuối cùng lại dội ngược lên màn chiếu. Và đây là kẻ thù chính giết chết độ tương phản của máy chiếu. Nó sẽ biến màu đen của hình ảnh thành màu xám nhờ nhờ.
Trong điều kiện chiếu phim gia đình, việc kiểm soát hoàn toàn ánh sáng là gần như không thể. Người dùng có thể che chắn được ánh sáng từ bên ngoài nhưng cũng không thể nào kiểm soát được hoàn toàn ánh sáng phản xạ trong phòng chiếu phim của mình. Trừ khi sơn toàn bộ phòng chiếu phim của mình bằng màu đen như trong rạp chiếu phim, vì màu đen sẽ hấp thụ hầu hết ánh sáng chiếu lên nó thay vì phản xạ ngược lại lên màn chiếu. Màu xám sẽ giúp hấp thụ những ánh sáng của môi trường (ở đây tôi tạm gọi là ánh sáng tạp) không phải do máy chiếu phát ra. Màu xám hấp thụ những ánh sáng tạp và giảm thiểu ảnh hưởng của nó lên hình ảnh màn chiếu.
Tuy nhiên, sử dụng màu xám cũng có những tác dụng phụ của nó, vì trong lúc hấp thụ ánh sáng tạp của môi trường, nó cũng hấp thụ luôn ánh sáng phát ra bởi máy chiếu. Người dùng sẽ thấy hình ảnh của phim sẽ tối đi một chút, nhưng bù lạivẫn giữ được màu đen thăm thẳm của bầu trời đen do các ánh sáng tạp đến từ môi trường xung quanh đã bị hấp thu. Ngoài ra người dùng cũng có cảm giác rằng màu sắc của màn chiếu trở nên đậm và sâu hơn. Điều này là do màu xám trong màn chiếu thực chất được pha bởi ba màu sơn cơ bản đỏ, xanh lá cây và xanh dương với một tỷ lệ chính xác tuyệt đối để tránh gây ra hiện tượng lệch màu. Màu xám này được gọi là màu xám trung tính. Màn chiếu Xám trung tính sẽ phản xạ 3 màu cơ bản này mạnh nhất và hấp thu những màu sắc tạp còn lại. Điều này tạo nên gam màu sâu và đậm hơn cho hình ảnh.
Ưu điểm: hấp thu ánh sáng tạp của môi trường, tăng độ tưởng phản và màu sắc của hình ảnh.
Nhược điểm: giảm độ sáng của hình ảnh. Có khả năng gây sai lệch màu sắc nếu màu xám không trung tính.
Lời khuyên: Tác dụng của màn xám vậy là đã rõ. Nhưng chọn màn xám đến mức nào là vừa. Không có một câu trả lời tối ưu nào cho câu hỏi này. Nó phụ thuộc vào điều kiện kiểm soát ánh sáng trong căn phòng, độ sáng phản của chiếc máy chiếu, gu thẩm mỹ.
Màn chiếu bạc
Màn chiếu bạc được ứng dụng đầu tiên trong những năm đầu của nền công nghiệp điện ảnh, khi mà công suất chiếu sáng của máy chiếu còn hạn chế. Lớp phủ bạc (hay nhôm) trên màn chiếu giúp tăng độ phản xạ ánh sáng của bề mặt màn chiếu. Danh hiệu “Ngôi sao màn bạc” (Star of silver screen) cũng được bắt nguồn từ sự phổ biến của màn chiếu bạc thời bây giờ. Tuy nhiên với sự ra đời của những chiếc máy chiếu độ sáng cao và những rạp chiếu phim khổng lồ với hàng ngàn chỗ ngồi đã khiến màn chiếu bạc phải nhường vị trí cho màn chiếu trắng. Ở màn chiếu trắng, hiện tượng hot spot không còn và góc nhìn cũng đủ rộng để bất cứ từ vị trí nào trong rạp chiếu, khán giả cũng có một góc nhìn tốt để thưởng thức trọn vẹn bộ phim.
Vào những năm đầu của thế kỷ 21, sự bùng nổ của công nghệ 3D đã tạo nên cuộc trở về đầy ấn tượng cho màn chiếu bạc. Màn chiếu bạc hiện nay đã được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống rạp sử dụng công nghệ 3D phân cực. Chúng ta sẽ bàn thêm về công dụng của màn chiếu bạc trong các bài viết tiếp theo.
Độ gain của màn chiếu
Đây là thuật ngữ gây ra khá nhiều nhầm lẫn cho người sử dụng nhất là những người mới bắt đầu tìm hiểu về công nghệ máy chiếu. Gain được hiểu đơn giản là thước đo phản xạ ánh sáng của màn chiếu. Gain càng cao thì độ phản xạ ánh sáng càng lớn. Một màn hình có gain 1 sẽ có độ phản chiếu ánh sáng ngang bằng với một tấm bảng trắng hoàn toàn. Thông thường các màn chiếu loại matte white có độ gain bằng 1. Tương tự như vậy màn chiếu có gain 1.5 sẽ phản xạ ánh sáng 50% nhiều hơn màn trắng, và màn chiếu có độ gain 0.8 sẽ phản xạ ánh sáng bằng 80% màn trắng. vậy có phải màn chiếu có độ gain càng cao thì càng tốt ? Điều này đúng và cũng không đúng. Một màn chiếu có gian cao thì sẽ cho hình ảnh sáng và rực rỡ. Tuy nhiên một điểm yếu không thể tránh khỏi của màn hình có độ gain cao là tình trạng hot spot. Đây là hiện tượng màn hình tại trung tâm màn chiếu (đối diện với ống kính máy chiếu hay vị trí của người ngồi) bị sáng hơn những vùng xung quanh, đặc biệt là khu vực rìa màn chiếu. Một ví dụ đơn giản là khi chiếu đèn vào một chiếc đĩa bằng kim loại hay 1 tấm gương, vùng trung tâm của đĩa sẽ tạo 1 vùng sáng chói hình tròn. Một hiện tượng thường gặp nữa ở những màn hình có đọ gain lớn là sự phản sáng của những hạt tinh thể thủy tinh hay bạc trên bề mặt màn chiếu tạo thành những đốm sáng lấp lánh nhỏ như những ngôi sao. Thông thường ở một khoảng cách nhất định người dùng sẽ thấy những ngôi sao lấp lánh này biến mất. Nhưng nếu ở khoảng cách gần thì nó sẽ làm người xem cảm thấy cói mắt và khó chịu.
Hiện nay, các loại màn chiếu thương mại thường cô bố độ gain cho sản phẩn của hình cao nhằm mục đích PR cho sản phẩm mình. Nhưng việc kiểm nghiệm thông số này thực sự là rất khó khăn và không khách quan. Vì vậy cách tốt nhất để mua được một màn chiếu tốt nhất là đừng vội tin vào những thông số của nhà sản xuất. Hãy kiểm nghiệm bằng thực tế và để đôi mắt và sự cảm nhận của người dùng quyết định.
Ưu điểm: gain càng cao thì hành ảnh càng sáng
Nhược điểm: hiện tượng hot spot và chói mắt
Lời khuyên: Nếu căn phòng của được kiểm soát ánh sáng tốt và máy chiếu của có độ sáng cao (trên 1000 lum), không nên chọn những màn chiếu có độ gain quá cao. Nên chọn độ gain trong khoảng 0.8 – 1.5. Nếu vẫn quyết đinh chọn màn có độ gain cao thì nên lưu ý hiện thượng hot spot. Hãy chiếu hình ảnh màu trắng sáng (phong cảnh tuyết chẳng hạn) và chú ý xem khu vực đối diện với máy chiếu có bị sáng rực hay không.