Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Vào những ngày hè nắng nóng như thế này, nhu cầu sử dụng điều hòa của các gia đình ngày càng cao. Tuy nhiên, nếu cứ sử dụng vô tội vạ mà không có sự tính toán hợp lý thì hóa đơn tiền điện cuối tháng có thể khiến bạn phải ‘khóc thét’ đấy. Bởi vậy, Websosanh sẽ hướng dẫn các bạn cách tính tiền điện điều hòa để có thể kiểm soát hóa đơn tiền điện, cách tính này cũng có thể áp dụng với các thiết bị điện tương tự.
Trước hết chúng ta sẽ làm quen với khái niệm BTU. BTU là viết tắt của British Thermal Unit (đơn vị nhiệt Anh), là một đơn vị năng lượng sử dụng ở Mỹ và Anh. BTU thường được sử dụng để mô tả giá trị nhiệt (năng lượng) của nhiên liệu, và cũng để mô tả công suất của các hệ thống làm lạnh hay sưởi ấm.
Khi sử dụng như một đơn vị công suất, mặc dù vẫn được viết là BTU nhưng bạn cần phải hiểu khái niệm này là BTU/h (số lượng nhiên liệu tiêu thụ trong một giờ đồng hồ sử dụng). Công suất là thông số biểu thị cho chúng ta biết được lượng tiêu thụ điện năng của thiết bị là bao nhiêu, các hãng điều hòa không khí khác nhau thì có công suất tiêu thụ điện nang khác nhau. Thế nhưng về cách tính lượng điện tiêu thụ của điều hòa thì chỉ có một công thức chung là:
A = P.t
Trong đó A: là lượng điện tiêu thụ trong thời gian t
P: là công suất (đơn vị kW)
t: là thời gian sử dụng (đơn vị giờ)
Ví dụ:
Một chiếc điều hòa 9000 có công suất dao động từ 850 – 950W thì chạy trong một tiếng đồng hồ sẽ tiêu tốn 0,85kW/h (gần 1 số điện). Hoặc một chiếc điều hòa 12000BTU có công suất 1500W sau một giờ sử dụng ngốn khoảng 1,5 số điện. Khi đã có được số điện rồi thì bạn chỉ việc nhân lên với mức giá điện Nhà nước ban hành là ra được số tiền phải chi trả.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là cách tính tương đối vì thực tế các dòng điều hòa (như điều hòa Đaikin, điều hòa Panasonic…) hiện nay không tiêu thụ điện năng đến chừng đó vì còn được áp dụng các công nghệ tiết kiệm điện như Inverter chẳng hạn. Dẫu sao thì với cách tính này, bạn cũng có thể kiểm soát được tiền điện điều hòa hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng rồi.
Bạn thấy đấy, thực tế thì điều hòa nhiệt độ cũng đâu có tốn nhiều điện lắm đâu. Chỉ cần có kế hoạch sử dụng khoa học, chỉ bật vào những thời điểm nắng nóng quá mức thì cuối tháng hóa đơn tiền điện nhà bạn sẽ ‘dễ chịu’ hơn rất nhiều đấy. Chúc bạn vượt qua những ngày nắng nóng mà cuối tháng vẫn ‘rủng rỉnh’ tiền bạc nhé!