Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp ứng dụng điều khiển máy lạnh bằng điện thoại thông minh. Hãy cùng theo dõi nhé!
1. Ứng dụng điều khiển máy điều hòa bằng điện thoại iPhone, iPad
Ứng dụng AnyMote được xây dựng và phát triển bởi hãng Color Tiger giúp điều khiển các hãng điều hòa như Panasonic, Samsung, LG,… bằng 2 chế độ là mắt hồng ngoại và thông qua wifi.
Ưu điểm của ứng dụng AnyMote gồm: Có các chức năng điều khiển tương tự như một chiếc điều khiển từ xa bình thường tất cả các thao tác đều được tự động hóa; có tính năng nhận biết và điều khiển bằng giọng nói; có thể điều khiển nhiều các thiết bị ánh sáng và âm thanh khác như: tivi, máy nghe nhạc, máy chơi game, set-top box,…
Nhược điểm của ứng dụng AnyMote là chỉ có thể hỗ trợ tối ưu nhất trên thiết bị iOS 8.0 trở lên. Ngoài ra, AnyMote Home cũng yêu cầu sử dụng iPhone 4 trở lên, iPad thế hệ thứ 3 trở đi kèm theo là có Bluetooth tiết kiệm năng lượng.
2. Ứng dụng điều khiển máy điều hòa bằng điện thoại Android
Có 5 ứng dụng điều khiển máy điều hòa bằng điện thoại Android phổ biến hiện nay gồm: Smart IR Remote, ASmart Remote IR, Peel Universal Smart TV Remote Control, IR Remote Control và Universal TV Remote Control. Cụ thể ưu nhược điểm của từng ứng dụng như sau:
2.1. Ứng dụng Smart IR Remote
Ứng dụng này được sử dụng nhiều trên điều hòa LG, Smart IR Remote hỗ trợ hầu hết trên các dòng điện thoại Android với hệ điều hành từ 4.0.3 trở lên.
Ứng dụng Smart IR Remote có các ưu điểm sau: Ngoài điều khiển điều hòa thì còn hỗ trợ điều khiển tivi, máy nghe nhạc, đầu DVD; có thể điều khiển hầu hết các dòng máy lạnh trên thị trường như Panasonic, Samsung, LG; có thể tắt/mở và điều chỉnh tất cả các chế độ trên điều hòa.
Nhược điểm của ứng dụng này là tốn kém phí và chỉ hỗ trợ trên Android nên các dòng điện thoại iOS không sử dụng được.
2.2. Ứng dụng ASmart Remote IR
Ứng dụng ASmart Remote IR điều khiển điều hòa từ xa này không mất phí, lại phù hợp với tất cả các dòng điện thoại Android thông qua kết nối hồng ngoại đã được tích hợp sẵn ở bên trong điện thoại.
Ưu điểm của ứng dụng này là sử dụng dễ dàng, giao diện đẹp; hỗ trợ nhiều dòng lệnh khác nhau; có thể điều khiển cả tivi, Settop Box… Nhược điểm là đòi hỏi điện thoại phải có cổng hồng ngoại mới sử dụng được; chưa tích hợp được với một số thương hiệu điều hòa như Toshiba, Daikin,…
2.3. Ứng dụng Peel Universal Smart TV Remote Control
Ứng dụng Peel Universal Smart TV Remote Control được đánh giá khá tốt và tiện lợi khi cần điều khiển điều hòa từ xa mà không cần dùng tới remote. Các ưu điểm nổi bật của ứng dụng này đó là: tương thích với hầu hết các dòng điện thoại Android; giao diện đẹp mắt, dễ sử dụng; sử dụng miễn phí.
Nhược điểm của Peel Universal Smart TV Remote Control là phần cấu hình chưa ổn định, khi sử dụng còn xảy ra tình trạng lag, giật…
2.4. Ứng dụng IR Remote Control
Muốn sử dụng ứng dụng IR Remote Control thì điện thoại của bạn phải có điều hành Android 4.4 trở lên. Ưu điểm là điều khiển được nhiều thiết bị như tivi, VCR; hỗ trợ đầy đủ các chức năng điều khiển; cùng với đó là miễn phí khi dùng và giao diện trực quan.
Nhược điểm lớn nhất của IR Remote Control là chỉ sử dụng trên một số dòng điện thoại nhất định đồng thời phải có hệ điều hành Android 4.4 trở lên.
2.5. Ứng dụng Universal TV Remote Control
Ứng dụng này không chỉ cho phép điều khiển điều hòa mà còn nhiều thiết bị khác chính xác và nhanh chóng; hỗ trợ đầy đủ các tính năng như trên điều khiển điều hòa từ xa; có hỗ trợ điều khiển bằng giọng nói…
Nhược điểm là yêu cầu điện thoại của bạn phải có bộ chuyển đổi Wifi sang IR hoặc cổng hồng ngoại hoặc; giao diện kém thu hút.
3. Ứng dụng điều khiển điều hòa không phân biệt hệ điều hành
Các ứng dụng điều khiển điều hòa không phân biệt hệ điều hành gồm Tado Cooling, SURE – Smart Home and TV Universal Remote, LG SmartThinQ, Panasonic Comfort Cloud.
3.1. Ứng dụng Tado Cooling
Ưu điểm của Tado Cooling là cơ thế tự động thông minh, tiết kiệm điện, có thể tự động tắt khi phát hiện người dùng không có mặt trong phòng; giao diện dễ sử dụng và đẹp mắt; điều chỉnh được nhiều tính năng…
Tuy nhiên, Tado Cooling là ứng dụng điều khiển điều hòa có thu phí, bên cạnh đó điện thoại muốn sử dụng được phải được cài đặt mắt hồng ngoại.
3.2. Ứng dụng SURE – Smart Home and TV Universal Remote
Ưu điểm của ứng dụng SURE – Smart Home and TV Universal Remote là có khả năng hỗ trợ tính năng phát nhạc và video; dễ sử dụng; giao diện đẹp và đều khiển được nhiều thiết bị điện tử khác nhau.
Nhược điểm duy nhất của SURE – Smart Home and TV Universal Remote là muốn sử dụng thì phải mất phí.
3.3. Ứng dụng LG SmartThinQ
Đây là ứng dụng điều khiển từ xa độc quyền của hãng LG – Hàn Quốc. Ngoài điều khiển điều hòa, người dùng còn có thể điều khiển máy giặt, tivi. Bên cạnh đó còn hỗ trợ kiểm soát điện năng, từ tiết kiệm chi phí; tính khả dụng cao, hỗ trợ ở nhiều khu vực, quốc gia; nhận biết sự cố thông minh…
Nhược điểm của LG SmartThinQ là chỉ hỗ trợ trên các thiết bị LG; giao diện kém thu hút vì đơn điệu.
3.4. Ứng dụng Panasonic Comfort Cloud
Ưu điểm của ứng dụng Panasonic Comfort Cloud là sử dụng được hầu hết các dòng điện thoại và không hề phân biệt hệ điều hành; điều khiển được nhiều độ khác nhau như trên điều khiển từ xa; ghi nhớ và theo dõi số liệu về chất lượng không khí, thông báo khi có sự cố xảy ra…
Nhược điểm là chỉ áp dụng cho các thiết bị điện tử của hãng Panasonic; khu vực hỗ trợ hạn chế chỉ ở 4 quốc gia Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Indonesia.
Trên đây chúng tôi đã tổng hợp và đánh giá ưu – nhược điểm của 10 ứng dụng điều khiển máy lạnh bằng điện thoại thông minh. Chúc các bạn lựa chọn được ứng dụng phù hợp để có thể điều khiển điều hòa dễ dàng ngay cả khi không có mặt ở nhà.